4 thg 12, 2010

Quãng đời còn lại

 Truyện ngắn: Dương Hướng
Ngôi nhà nhỏ của chị Lâm nằm thia lia ra cánh đồng, cách biệt khỏi cái làng Đông trù phú bởi một khoảng ao rộng của hợp tác, thành thử trông nó cứ lẻ loi đơn độc.
Từ ngày thằng Nam nhập ngũ, chị Lâm thấy nhà mình vắng lặng hẳn. Tối đến chị đóng cửa, tắt đèn, đi ngủ sớm. Giấc ngủ đến với chị cứ chập chờn. Đêm chị thường bất chợt thức giấc. Việc nấu nướng ăn uống của chị cũng thất thường, đôi khi nấu một bữa, ăn hai bữa.

Đêm qua trằn trọc mãi đến lúc gà đã lóc cóc gáy hồi lâu, chị mới thiếp đi. Khi thức dậy chị lập cập ra mở cửa nhìn mặt trời lúc này đã lấp loá sau rặng tre làng. Chị thấy hổ thẹn vì sự ngủ muộn của mình, liền chạy tất tả xuống bếp, chuẩn bị bữa cơm sáng.
Nấu cơm xong, chị Lâm xắn quần men theo vật khoai nước ra bờ ao hái đọn rau muống. Bất chợt chị sững lại, nhận ra người đàn ông đang đứng nép mình bên khóm chuối câu cá. Mỗi lần chiếc cần câu cả anh ta vung lên, chị lại mỉm cười nhìn con mồi loi choi nhảy trên vạt bèo cái. Một cảm giác là lạ làm tim chị đập rộn lên, mặt nóng ran. Chị đứng ngây nhìn anh lúc lâu rồi mạnh dạn hỏi.
- Thì ra vẫn là anh à, anh Khuông?
- Chả tôi thì còn ai? Chị không thấy cả làng này chỉ có tôi hay đến đây say sao? - Anh cười hề hề, lý sự - lẽ ra hợp tác phải trả công tôi đấy chứ. Giống cá quả này ăn hại cá con của hợp tác xã ghê lắm đấy. Tôi tính với chị thế này nhé: Một con cá quả đẻ ra hàng đàn rồng rồng con, đàn rồng rồng lớn lên thành đàn cá quả, đàn cá quả lại đẻ bao nhiêu đàn rồng rồng….
Chị Lâm cười đến nghẹn thở. Cứ mỗi lần gặp anh, chị cũng hay bỗ bã đốp chát, tranh cãi với anh. Rõ khổ, gần bốn chục tuổi, quá nửa đời rồi mà vẫn chưa vợ. Con gái bây giờ chúng nó ưa hình thức - Chị nghĩ thế và khẽ thở dài. Cũng chả trách được chúng nó. Chính chị ngày xưa cũng thế: Anh Thi chồng chị ngày ấy cũng vào diện điểm trai nhất làng. Còn Khuông thực lòng mà nói, trông mặt anh ta cũng khó mà chấp nhận được. Vết bỏng bom cháy trong chiến tranh đã để lại trên mặt anh đầy những sẹo loang lổ dị thường. Những vết sẹo ấy loang xuống tận cổ, chỗ trăng trắng nhợt nhợt, chỗ hồng hồng trông dễ sợ. Nhưng bây giờ chị lại nghĩ, giá hồi ấy chị lấy người chồng xấu xi như anh Khuông có khi lại còn hơn.
- Chị Lâm này, thằng Nam đã biên thư về chưa đấy?
- Chưa, chưa thấy thư từ gì cả. Cái thằng đến là gan lì.
- Nó đã đi ba tháng năm ngày rồi đó! - Anh Khuôn nói rành rọt.
Dạo thằng Nam còn ở nhà, suốt ngày nó quấn lấy anh. Đi xem văn công, chiếu phim, đi đơm đó, đi làm đồng nó cũng rủ chú Khuông. Làm việc gì nó cũng tự hào hãnh diện với mẹ: "Chú Khuông bảo con thế!. Chú Khuông! Chú Khuông, việc gì cũng chú Khuông. Chả thế mà hôm lợp gian bếp, ý chị muốn bảo ông Thinh, bố chồng chị sang giúp, nó khăng khăng không chịu. Mặt nó đỏ lên giọng gay gắt:
- Mẹ không thích chú Khuông hộ thì để con làm một mình. Con không muốn nhờ cậy ai bên ấy.
Xưa nay tính con trai chị vẫn thế. Đối với mọi người, nó rất dễ dãi, nhưng với bố và ông bà Thinh thì không bao giờ nó nhượng bộ. Nhiều lần chị đã phải xin lỗi bố chồng và nói để ông thông cảm cho con, vì nó còn trẻ người non dạ.
Đang ăn cơm, chị Lâm thấy anh Khuông bước vào, tay xách con cá quả còn giãy đành đạch:
- Phần chị đây - Khuông thản nhiên treo con cá lên khung cửa.
Ấy chết, ai lại thế - Chị Lâm giãy nảy - Được mỗi một con, để anh mang về.
- Không, tôi còn câu nữa, thế nào cũng được thêm. Hồi thằng Nam ở nhà, nó giấu chị mang sang cho tôi đủ thứ.
Không chờ chị mời, anh Khuông mạnh dạn bước vào nhà, rót nước uống. Từ ngày thằng Nam đi, bữa nay mới thấy anh Khuông sang nhà chị. Chị thấy hài lòng về cách cư xử ý tứ của anh. Hôm nay, dù anh có cố ra vẻ tự nhiên, chị cũng cảm thấy cử chỉ của anh có vẻ khác thường. Lúc đầu anh nói chuyện thời sự, chuyện làm ăn của hợp tác, đến chuyện thửa ruộng khoán của chị dưới đồng Mây liền với khoản ruộng của anh, năm nay nên bón phân chung. Cuối cùng anh ấp a ấp úng mặt đỏ lên hỏi chị:
- Chị Lâm này, tôi…tôi hỏi thật chị nhé.
- Anh cứ nói:
- Chị thấy tôi thế nào?
- Anh à - Chị khẽ mỉm cười - Anh là một người tốt bụng.
- Nhưng cái mặt thì không chơi được… Khuông buồn buồn pha trò.
- Anh cứ nói thế! Đẹp làm quái gì? Người ta cốt ở cái đức. Các cụ đã có câu: "Cái nết đánh chết cái đẹp".
- Nhưng bây giờ thì….người ta không nghĩ thế đâu chị ạ - Giọng anh dịu đi - Thằng Nam nói với tôi nhiều lần nó bắt gặp chị khóc. Tội nợ gì chị phải hành hạ mình cho khổ. Chị nên nghĩ lại…
Chị Lâm ngồi lặng đi. Không phải bữa nay chị mới nghe những lời tương tự như thế. Từ lâu nhiều người đã khuyên chị nên đi bước nữa. Ông bà Thinh bố mẹ chồng cũng rất cảm thông với chị điều ấy. Nhưng chị thì nghĩ khác. Chị nghĩ về thằng Nam, thằng Nam là tất cả đời chị. Bất giác chị nhìn Khuôn mỉm cười, hỏi:
- Anh bảo tôi phải làm gì bây giờ?
- Chị đừng đùa giỡn với tôi như thế! Chả lẽ chị không nghĩ gì… Và tôi …chả lẽ không mang lại điều gì cho chị sao? - Giọng Khuông run run, mắt đỏ lên - Hay chị cũng chê cái bộ mặt xấu xí của tôi?
- Không, không! -Chị cuống lên, giọng nghẹn ngào - Anh đừng cay đôc với tôi thế. Tôi quý mến anh từ lâu lắm rồi - Vừa nói chị vừa vô tình kéo anh lại gần, ve vuốt gương mặt đầy vết sẹo của anh - Ôi ! Anh chẳng hiểu gì cả. Tôi yêu anh, nhưng hoàn cảnh của tôi không thể khác được. Anh hiểu cho tôi. Anh hãy tránh xa tôi, đừng đến với tôi. Anh hãy tránh xa tôi, đừng đến với tôi nữa.
Bất giác, chị đẩy mạnh anh, chạy vụt ra ngoài cửa. Cứ day dứt mãi về chuyện ban sáng, chị Lâm không ngờ sự việc lại dẫn đến tình trạng khó xử thế. Đêm yên tĩnh, nghe có tiếng động biển ì ầm từ xa vọng về. Ngoài ao, ếch, nhái kêu ra rả. Thời tiết này có lẽ sắp mưa rào. Chợt cs tiếng động nhẹ ngoài cửa, rồi tiếng gọi chị thảng thốt. Chân tay chị bủn rủn. Chả lẽ anh ta lại hành động điên rồ vậy sao? Chị nín thở lắng nghe. Tiếng gọi càng gấp gáp hơn:
- Tôi đây mà, Lâm ơi! Đừng sợ, tôi đây…Thi, Thi đây.
Lúc này thì chị nghe rõ không phải tiếng Khuông mà đúng tiếng Thi, chồng chị. Mấy lần chị nhấp nhỏm định ra mở cửa, nhưng đôi chân chị cứ ríu lại không bước được. Tay chị run rẩy quờ quạng trên mặt thúng gạo tìm diêm thắp đèn, chiếc bóng rơi xuống đất vỡ vụn. Ánh sáng của ngọn đèn không bóng cứ lập loè ngập ngoạng làm chị phải đứng lặng lúc lâu mới trấn tĩnh được - Mẹ thằng Nam ơi! tôi đây mà.
Đúng giọng nói của Thi. Đã gần hai chục năm rồi, bây giờ chị mới lại nghe thấy cái giọng ấy.
- Đi đi, còn mò về đây làm gì? Để cho tôi yên - Chị giận dữ rít lên qua kẽ răng.
- Đừng đối xử với tôi như thế, mình ơi - Tiếng chồng chị rên rỉ ngoài cửa- Chỉ một lát thôi. Tôi cần gặp mình. Mở cửa cho tôi đi mình.
Chị đặt đèn xuống bàn rồi dè dặt mở cửa. Cánh cửa vừa hé mở, người đàn ông lao vào, ôm ghì lấy chị. Cảm giác đã lâu tắt lịm bỗng vụt đến trong giây lát, rồi mất ngay khi giọng nói run rẩy cất lên:
- Mình, tôi nhận có tội với mình!
- Buông tôi ra, tôi kêu làng lên bây giờ đấy. Hai cánh tay đang xiết chặt từ từ buông khỏi tấm thân nóng bừng của chị. Chị thận trọng ngồi xuống nghế trước ngọn đèn, Theo dõi thái độ của chồng. Anh ta đưa mắt khắp nhà, quay lạ lóng ngóng mãi mới cài được then cửa. Chị ngồi lặng đi chờ đợi. Sao lúc này chị cảm thấy đêm yên ắng kỳ lạ. Người chồng kéo ghế ngồi đối diện với chị. Chị sửng sốt nhận ra sự thay đổi dễ sợ trên khuôn mặt của anh ta: cặp mắt mệt mỏi, lo sợ, bộ râu lởm chởm trên chiếc cằm nhọn hoắt, đôi lưỡi quyền xương xẩu hô lên trên đôi má hôm sâu. hốc hác đến thảm hại. Anh ta cúi gần mặt xuống bàn, nhẫn nhục.
- Từ ngày ấy…mình vẫn sống cô độc - Cặp mắt đầy lo sợ của anh ta lại ngước lên lấm lét nhìn chị - Tôi biết mình căm thù tôi, nói ra lúc này với mình tôi biết đã muôn. Nhưng cuộc đời bắt tôi phải trở về đây. Không còn đường nào khác. …Mình hiểu cho tôi. Tôi tin mình không nỡ trả thù tôi… anh ta cựa quậy, hai vai thu nhỏ lại, ấp úng - Tôi là kẻ có tội đang bị truy nã…
- Anh bảo sao? Anh bị truy nã? Vì tội gì? - Chị Lâm đứng vụt dậy, giọng lạc đi.
- Kẽ chứ, tôi van mình! Đừng để người ta biết chuyện tôi về đây, bị bắt lúc này tôi không chịu nổi …Tôi đang ốm. Mình đừng hại tôi lúc này.
- Nhưng anh mắc tôi gì mới được chứ? - Chị bậm môi lại nhìn chồng giận dữ.
Anh ta luống cuống, hai tay ngượng ngập, cứ đưa ra rụt lại vụng về.
- Mình cứ bình tĩnh đừng làm ầm lên như thế. Tôi sẽ nói hết - Anh ta khẽ thở dài chậm rãi nói từng tiếng - Tôi đang bỏ chạy khỏi đất nước. Hoàn cảnh tôi thì mình đã biết rồi đấy. Tôi bỏ mình đã gần hai chục năm nay để đến với người đàn bá khác. Chúng tôi đã có với nhau một đứa con gái. Thực lòng mà nói chúng tôi sống với nhau cũng hạnh phúc. Kinh tế thì chẳng đến nỗi khó khăn gì, còn đoàng hoàng nữa là khác. Nhưng rồi một hôm bất ngờ bà ấy nói với tôi về cuộc sống và tương lai, về đủ thứ. Và tóm lại bà ấy muốn đi. Bà ấy nói là "đi tìm cuộc sống dễ chịu". Thế đấy! Tôi hiểu mình cón gàn cũng chẳng được. Thế là từ chỗ bị động, đến chỗ tôi chủ động để chuyển bị chuyến đi. Nhưng đời đã không chiều tôi, chuyến đi vỡ lở, tôi bị bắt. Mình hiểu không? Tôi đã bị bắt vào trại cải tạo.
Giọng anh ta bỗng dưng khản đặc, mắt khẽ chớp chớp nhìn chị rồi anh đưa tay với tách nước trên bàn uống một ngụm như để lấy lại sức… Chuyện đi, ở, tôi tưởng đến đây là kết thúc. Nhưng chỉ vài hôm sau, ở trong trại, tôi lại nhận được lệnh "bà ấy" báo sẽ tiếp tục hành trình. Thế là bằng mọi giá, tôi trốn trại mò về đến nhà thì biết tin bà ấy đã dẫn con gái đi rồi…Và không còn cách nào tôi phải về đây.
- Anh không sợ tôi tố cáo anh sao?
- Điều đó tuỳ mình. Tình trạng tôi lúc này ở trong tay mình. Trước khi về đây, tôi đã suy tính kỹ rồi. Tôi hiểu sẽ có một trong mấy trường hợp xảy ra, một là, có thể mình đi tố cáo tôi. Tôi sẽ lại và tù. Hai là, mình không chấp nhận tôi,tôi sẽ đi ngay. Mình cũng không phải liên luỵ gì hết. Chúng ta coi như không có cuộc gặp gỡ này. Ba là, nếu mình chấp nhận, giúp đỡ tôi ẩn náu qua lúc này. Sau đó, tôi xẽ xuống nhà chú Thiêm dưới phố huyện. Ở đó an toàn cho tôi hơn. Đấy, ba trường hợp tuỳ mình lựa chọn.
Anh ta như lả đi, ngả người ra ghế, giương cặp mắt mờ đục nhìn chị chờ đợi. Nhưng chỉ trong vài phút, chợt anh ta lại ngồi thẳng người nhấp nhỏm vẻ sốt ruột. Những ngón tay anh ta cứ xèo ra, chụm lại, đan xoắn vào nhau.
- Mình ạ, mình thông cảm cho tôi! Còn một điều nữa tôi muốn nói thực với mình. Tôi….tôi không còn lấy một xu, và từ sáng đến giờ chưa được ăn miếng nào cả.
Chị Lam ngồi lặng đi nhìn người chồng bội bạc. Chị cũng không hiểu sao lúc này chị tin lời của anh ta thế. Bao uất ức, căm giận tan biến trong lòng chị. Chị loạng choạng đứng dậy, bước đến mở chạm bát.Còn xoong cơm guội và một khúc cá quả anh Khuông cho ban sáng, chị gắp ra đĩa, dọn mâm bát cản thận, bê đặt lên bàn, lặng lẽ dọn mâm bát cẩn thận, bê đặt lên bàn, lặng lẽ chẳng nói một lời. Không đủ can đảm ngồi nhìn chồng căn cơm, chị chạy lại giường nằm úp mặt xuống khóc.
Sự việc bất ngờ xảy ra quá sức chịu đựng của chị, chị chỉ muốn trốn chạy. Rồi tâm trí chị lại hiện lên gương mặt chàng trai làng Đông tối nào cũng xách đèn, vác chiếc loa cuộn bằng tôn, sang rủ chị leo lên ngồi vắt vẻo trên chạc cành cây quéo giữa làng, phát tin, đọc báo, ngâm thơ và hát. Cứ mỗi tối tiếng anh ta cất lên, trẻ con trong làng lại ùa ra quây quanh gốc quéo, mặt ngửa lên trời, miệng la hét:
- Chị Lâm hát đi. Bài "Bên ven bờ Hiền Lương" hay tuyệt ấy.
- Hay anh Thi hát! Chúng em thích nghe bài con kiến.Con kiến mà leo cành đa…
Chị vẫn nghĩ" Hai đứa sinh ra là để đến với nhau, để cả làng khen ngợi "Chúng nó đẹp đôi nhất đấy".. Thế rồi họ hàng tổ chức cưới, đông vui như ngày hội của làng. Ông bà Thịnh khẩn khoản xin hợp tác cấp cho một đám đất bên kia bờ ao, dựng lên hai gian nhà hạnh phúc cho cặp vợ chồng trẻ.
- Thôi nhé ! Mai là mồng tám tốt ngày, hai đứa dọn ra nhà mới ở - Trong bữa cơm tối, ông Thịnh căn dặn vợ chồng chị đủ điều - Chịu khó mà làm ăn, nhà gần ao, thả bèo, nuôi lợn, bùn dưới ao móc lên bờ trồng chuối, còn đám đất sau nhà trồng ít tre. Dân mình cái khoản tre là cần lắm đó.
Sáng hôm sau. Hai vợ chồng dậy sớm, lục tục mang cái giường đôi sang nhà mới. Ra đến ngõ, hai đứa cứ rúc rích cười, chị sợ có ai nhìn thấy. Vợ chồng sống hạnh phúc như đôi chim cúc cu được vài tháng thì anh nhận được giấy gọi đi học trường lái xe mãi tít Sao Đỏ. Chị bị rịn theo anh suốt cả quãng đường từ nhà xuống huyện. Mãi đến lúc anh và mọi người rục rịch lên xe, chị mới kéo anh tới bên cột điện thì thầm:
- Này, lo mà ăn học! sắp có con rồi đấy.
- Thật à - Anh mở tròn mắt nhìn chị. Chị sung sướng đứng ngắm khuôn mặt anh cứ ngây ra, đỏ dần. Khi thằng Nam ra đời, dù khó khăn đến mấy chị cố gắng dành dụm được vài ba chục lo gửi cho anh "Anh Thi ơi! Đây là quà của mẹ con em, thằng Nam ngoan ngoãn lắm, em gửi nó lên bà, tranh thủ đi chợ huyện bán hai buồng chuối, được bằng ấy tiền gửi cho anh…"
Chị nhớ mãi chiều hè năm ấy, ngày mà cả làng sung sướng tự hào lần đầu tiên thấy một chiếc xe con sơn màu sữa, chạy vun vút trên đường làng bụi bay mù mịt. Trẻ con ùa ra, cắm cổ chạy đuổi sau xe. Có đứa ngã chúi mũi nhưng vẫn lồm cồm bò dậy. Vừa đuổi theo vừa la làng:
- Xe ô tô! Xe ô tô về làng ta!
Chị Lâm thấy chiếc xe ô tô đỗ xịch ngoài đường thẳng lối ngõ nhà chị.
- Xe của anh Thi về - Tiếng ai đó reo lên.
Chị Lâm hồi hộp dắt tay thằng Nam ra đón chồng.
Suốt cả buổi chiều hôm sau, thỉnh thoảng chị lại ngấp nghé ngoài cửa, nhìn chồng cho thằng Nam và lũ trẻ trong xóm ngồi chật ních trên xem, chạy tít tận đầu cầu rồi quay lại,chạy xuống tận con đê ngăn nước mặn. Tối về, chị Lâm thủ thỉ bên tai chồng.
- Bây giờ anh là người có phúc nhất làng ta. Cùng tuổi anh người ta đi bộ đội cả…
Lần thứ hai, anh cũng đánh xe về làng nhưng không ồn ào như lần trước. Đang đêm nằm ôm con ngủ, chị bỗng giật mình nghe tiếng xe rồ máy. Chị bật dậy, không kịp cả đi dép, lật đật chạy ra. Chiêc xe con đang chúi đầu vào khóm chuối trước cửa nhà. Chồng chị mở cửa bước xuống, theo sau là một cô gái.
Cô Hương đây cùng cơ quan anh,quê huyện dưới, nhân tiện đi công tác ghé về thăm nhà mình - Anh Thi niềm nở giới thiệu cô gái với chị. Sáng hôm sau chị nhanh nhảu thịt gà, làm cơm tiếp khách. Cô gái cứ quấn lấy thằng Nam, bế thốc nó lên thơm chút chút vào trán, và má nó. Chị Lâm xuýt xoa với chồng, tấm tắc khen cô gái khéo léo. Lúc tiễn chồng và cô gái ra xe, chị còn đon đả mang nỏi chuối chín dùi vào tay cô.
- Em cứ cầm đi mà ăn đường .. Cửa nhà trồng đấy…
Niềm hạnh phúc ít ỏi ấy đọng mãi trong tâm trí làm chị cứ khổ sở vì nuối tiếc. Bất giác, chị nấc lên. Lúc này bàn tay người đàn ông đã đăt lên lưng chị.
- Tôi không thể nán lại lâu hơn, sắp sáng rồi đấy. Mình hãy nói đi, có thể tha thứ cho tôi được không?
- Anh đi đi…cút khỏi đây đi - Chị giận dữ nói.
- Thế là mình không chấp nhận tôi - Anh ta buồn rầu thốt lên và khẽ thở dài đưa mắt nhìn khắp gian nhà. Bất chợt anh ta tiến lại chiếc khung kính treo trên tường, ngắm đi ngắm lại - Mình cho tôi xin tấm hình thằng Nam được không? Tôi sẽ không bao giờ được gặp nó nữa.
- Anh làm gì có quyền làm bố nó - Chị cay độc riếc móc.
- Mình nói phải đẩy! - Giọng anh rầu rĩ - Đúng hơn là tôi không xứng đáng là bố nó. Tôi và nó mỗi người đi theo một con đường.
Lần khân mãi rồi anh ta cũng bước ra cửa. Bàn tay run tun đặt lên cái chốt cửa, anh ta hết kéo ra, đóng lại, lách cách như tiếng lên quy lát súng. Và chị cứ tưởng tượng sẽ có một tiếng nổ, rồi viên đạn xuyên vào đúng tim chị. Chị hoảng hốt bật dậy.
- Khoan đã! - Chị nó như ra lệnh - Anh nói thực với toi, anh đi đâu bây giờ? Anh không định về thăm bố mẹ anh sao?
- Ông, bà sẽ không để tôi yên. Tôi cũng không biết mình sẽ đi đâu nữa. Bầy giờ tôi là kẻ phản bộ Tổ Quốc. Mình biết không, kẻ phản bội. Sẽ không ai chấp nhận tôi, không ai tha thứ tội lỗi của tôi đâu. Chỉ nay mai thôi, giấy truy nã tôi sẽ về đây. Chỉ cần ai đó nhìn thấy tôi về đất này¸họ sẽ lùng sục, tóm cổ tôi như tóm một con chó dại.
- Thôi anh đừng nói nữa - Chị khẽ nói líu nhíu - Sắp gà gáy rồi, hãy lấy xe của thằng Nam kia mà đi. Xuống phố huyện, xuống nhà chú Thiêm mà trốn.
*
* *
Trong tâm trạng hoảng loạn, lúc nào chị Lâm cũng nơm nớp lo sợ, chờ đợi sự khủng khiếp sẽ đến. Chị giống như người chủ nhà được báo trước trận bom sắp dội xuống nhà mình. Nhưng cái điều chờ đợi vẫn chưa đến, chị cứ phải ra vẻ thản nhiên lăn xả vào công việc.
Sáng nay chị Lâm tính chuyện bắt đôi gà trống đi chợ bán. Tiền nong lây nay chị phải tiêu vào bao nhieu là việc: nào là lại gian bếp, liên hoan cho con trai đi bộ đội, việc chồng lẻn về. Sáng qua chị đã xay được mười cân gạo nếp, nhân tiện sáng nay đi chợ huyện bán gà chị mang xuống cho chồng. Chiều qua, anh Khuông lại nhắn tin, khoảng ruộng khoán của chị dưới đồng Chanh đã cạn khô. Chị dậy từ lúc gà gáy đẻ đi tát nước. Lúc này, hìn mặt trời lên cao, bóng cay khế ngoài cầu ao đã giật khỏi hàng gạch cuối cùng trong sân, chị Lâm không kịp ăn cơm, vội trói đôi gà đặt trên thúng gạo lập cập đôi đi chợ. Ra đến đường làng, chị lấm lét chỉ sợ gặp ai đó lắm lời, hỏi chuyện lôi thôi thì bắt buộc chị phải nói dối. Mà nói dối chị thấy nó thế nào ấy. Xưa nay, chị rất ghét những người nói dối. Trong thúng gạo của chị lúc này không những có gà vào gạo, lại còn một bộ quần áo của thằng Nam, một chiếc bàn chỉa, một hộp thuốc đánh răng và một bánh xà phòng giặt.
Bán gà xong, chị rẽ vào cửa hàng mua chiếc khăn mặt và một bộ quần áo lót. Bữa trước đến với chồng, trời nắng như đổ lửa mà chị thấy chồng cứ mặc bộ quần á dài, day bình bịch của chú Thiêm, ru rú trong buống suốt cả ngày đêm đến phát sốt lên được. Gia đình chú Thiêm tuy là cỗ anh em chú bác rột với chồng chị, nhưng chị vẫn không muốn phiền hà nhiều. Ra gần cổng chợ, chị vừa thoáng nhận toán thanh niên trong đọi thuỷ lợi của hợp tác đi đắp đê, có lẽ do giờ này nứơc lên to nên khéo nhau ra chợ. Chị vội quay ngoát lại lẩn vào đám hàng cá, máy đứa cùng làng kia nghịch như quỷ sứ, thấy chị thế nào chúng sẽ nhẩy bổ tới lục thúng, hoạnh hoẹ chỉ đủ điều.
Chú Thiêm đang ngồi hý hoáy gò thùng trước cửa, vừa nhìn thấy chị, niềm nở chào:
- Chị Lâm đi chợ về đấy à? Vào nhà em xơi nước đã, chả mấy khi…
Chị lân đưa mắt nhìn quanh, không thấy ai để ý mới yên tâm bước vào cửa. Vừa đảy cửa buồng bước vào, chồng chị đã nắm chặt lấy tay, kéo chị tới chiếc giường trong góc buồng. Căn buồng tối bưng, hôi hám, chật chội. Chân chị đá phải cái nồi hay mảnh tôn gì đó kêu loảng xoảng, vừa giúp chị đặt thúng gạo xuống, chồng chị đã vội vã quàng tay lên cổ chị. Đầu anh ta cứ dúi vào ngực chị.
- Khiếp, đồ quỷ! Để cho người ta thở đã nào.
- Đã có tình hình gì mới chưa? - Chồng chị sốt sắng hỏi, vừa đứng lên giường đưa tay khẽ đẩy hé cánh cửa sổ. Luồng ánh sáng nhỏ lọt vào, căn phòng đỡ ngột ngạt. Lúc này chị mới thấy chồng chị chẳng mặc áo xống gì cả. Chị nhìn mãi nước da tái nhợt bọc tấm thân gầy guộc của anh ta; vội vã đưa cho chồng chiếc áo lót vừa mua.
- Mặc vào đi, trông giớm chết được.
Anh ta cầm lấy chiếc áo.
- Vẫn chưa thấy gì à?
- Chưa.
- Có khi giấy về rồi nhưng họ im hơi lặng tiếng để theo dõi mình đấy. Phải thận trọng.
- Mấy bữa nay đi làm đồng, tôi để ý nghe ngóng, nhưng không có ai xì xào về mình hết. Mới hôm qua sang không có ai xì xào về mình hết. Mới hôm qua sang ông An chủ nhiệm, vở xin bố lạt mạ, ông ấy còn bảo ban, quản trị dự kiến tôi làm đội trưởng sản xuất, thay chân cái Thanh đi học lớp kỹ thuật giống.
- Lại thế nữa?
- Thế đã sao? Anh tưởng tôi kém cỏi lắm à. Trước tôi đã làm đội trưởng hai năm. Nếu chủ nhiệm Hoạch ngày ấu như chủ nhiệm An bây giờ thì tôi đâu đến nỗi. Anh bỏ làng đi nên không biết đấy. Khi ghe tin anh phản bội tôi, tôi phát ốm, nằm liệt giường, không ăn uống gì được. Tôi chẳng thiết sống nữa. Anh không hiểu trước đó tôi đã tin anh, yêu anh nhường nào. Tôi cứ nghĩ mình là người hạnh phúc nhất trên đời. Lúc tôi ốm, thằng Nam còn dại, luôn miệng hỏi: "Mẹ ốm tại sao bố không về hả mẹ". Tôi phải nói dối nó là anh đi bộ đội mãi trong Nam, không về được. Vài bữa sau nó lại bảo tôi: "Mẹ ơi, con khoe với thằng Bình, bố đi bộ đội, thế mà nó lại bảo bố đi theo gái mẹ ạ". Ngày ấy tôi sống được là nhờ có nó. Chả mấy chốc thằng Nam khôn lớn, tô làm quần quật suốt ngày để bù cho những năm trước tôi chẳng làm được gì cả. Bà con tín nhiệm bầu tôi làm đội trưởng sản xuất. Đội tôi luôn luôn dẫn đầu hợp tác xã. Nhưng ngày ấy lão Hoạch còn làm chủ nhiệm, lão Hoạch thì anh biết rồi đấy - Chị khẽ thở dài, ngước mắt nhìn chồng - Uy quyền của lão Hoạch ghê gớm. Biết lão ta tham nhũng mà chả ai giám làm gì lão, lão cứ việc xây nhà, xây sân, mua sắm đủ thức. Lão Hoạch còn bảo với tôi sẽ giúp đỡ tôi vào Đảng. Lão Hoạch còn bảo với tôi sẽ giúp đỡ tôi vào Đảng. Lão ta lại lợi dụng chuyện đó gạ gậm tôi làm chò chim chuột. Không thực hiện được ý đồ, lão tìm mọi thủ đoạn để tẩy chay tôi. Ngày ấy tôi tiêu cực đến nỗi xin rút khỏi chân đội trưởng. Đực năm sau thanh tra huyện vê vạch mặt lão ta trước nhân dân toàn xã. Bây giờ hợp tác mình, ông An làm chủ nhiệm, lại có chính sách khoán sản phẩm, bà còn làm ăn khấm khá. Gian bếp của nhà xây bằng gạch, tôi và thằng năm tự đốt lò cải tiến đấy. Gạch gói làm không hết, toi đem bán, mua cho thằng Bam chiếc xe dạp "Thống Nhất". Rồi thằng Nam đi bộ đội mới thấy mở mày, mở mặt một chút với dân làng. Tôi nghĩ ở đời phải làm được gì đó cho con cái, đã quá nửa đời rồi, mình chưa làm được gì… Anh đã thế, còn tôi, tôi cũng phải sống sa cho thằng nam đỡ tủi với bạn bè. Nếu anh không về, thế nào tôi cũng nhận chân đội trưởn. Tôi tin mình sẽ làm được. Nhưng bây giờ anh đã về..
Chị Lâm vừa nói vừa kín đáo theo dõi thái độ của chống. Anh ta ngồi lặng đi, mặt tái nhợt. Chị lấy trong túi ra số tiền bán gà đưa cho chồng:
- Cầm lấy, Cần Mua gì thì bảo chú Thiêm.
Chồng chị cầm tiền vẻ thờ ơ lạnh nhạt. Bất chợt anh ta chộp lấy tay chị bóp mạnh, giọng run lên, thở dồn dập:
-Nói thực đi, có phải mình định dỗ tôi?
- Tuỳ anh nghĩ thế nào cũng được - Chị nghiêm mặt, giọng dứt khoát - tôi không hề ép buộc anh. Nếu anh không cần tôi, tôi về ngay bây giờ.
-Mình, tôi xin lỗi mình - Anh ta hoảng hốt ôm chầm lấy chị - Tôi quẫn chí mất rồi, mình hiểu cho tôi …Tôi về đây là vì mình.
Từ ngày chồng về, Chị Lâm thấy lúc nào anh ta cũng sẵn sàng nhẫn nhục trước chị, mong chị rủ long thương. Thực ra, chị không hề muốn hành hạ chồng chị lúc này. Chị hiểu anh ta bây giờ đã cùng đường. Có cùng đường anh ta mới quay về với chị.
Đó là điều chị thấy sót xa. Dù người chồng bội bạc kia có hối hận đến đâu cũng không thể bù lại lỗi đau của chị. Chấp nhận cho chồng vuốt ve lúc này: Cũng là điều quá sức chịu đựng. Chị cũng ôm anh, nhưng vòng tay cứ hờ hững. Đôi khi chị cũng tạo cho mình phút giây xúc cảm thực sự với chồng, nhưng chính lúc ấy chị lại thấy cay đắng nhất.
-Mình. Mình ơi !Mình có tin tôi về đây là vì mình không ? - Anh ta lắp bắp, ty run run vuốt tóc chị. Chợ chồng chị lặng đi, mắt chằm chặp nhìn lên bệ cửa sổ, nơi có chai rượu uổng doẻ. Có lễ niềm an ủi duy nhất của anh là ở đó. Chị giật nảy mình, thấy chồng bật dậy tóm lấy chai rượu tu một ngụm rồi nằm vật xuống bên chị, như sợ chị bỏ chạy.
- Anh nghiện rượu à?
- Không! Uống cho đỡ buồn. Nghề lái xe con của tôi, luôn đưa thủ trưởng đi ngoại giao nên thỉnh thoảng cũng nhấp nháp chút ít - Anh ta mở mắt thao láo nhìn lên trần ngà - mới ngày nào tôi còn là chàng trai lần đầu tiên lái xe về làng, rất tự hào. Nhưng chỉ vài tháng sau tôi đã quên cô ấy. Đúng hơn là cô ấy tự đến với tôi. Ngày tôi đưa cô ấy về thăm nhà chính mình cũng khen cô ấy đẹp và khôn khéo. Gần cô ấy, tôi thấy khó mà giữ nổi mình. Đến với cô ta, tôi hiểu mình đã mất thằng Nam. Nhưng rồi tôi lại có con Mai Thanh. Nhưng bầy giờ thì con gái tôi bỏ tôi để đi theo mẹ nó ở phương trời nào rồi.
Anh ta ôm chầm lấy chị, giọng xúc động:
- Mình, mình hãy tin tôi, mình hãy nói với tôi một lời đi. Tại sao mình lại im lặng mãi thế? Tôi chẳng còn hiểu thế nào nữa. Tôi phát điên mất…
Người thông báo điều dữ mà chị đang phấp phỏng chờ đợ lại là anh Khuông. Anh lặng lẽ đến giữa lúc chị Lâm dang chăm chú đọc như con trai mới gửi về.
- Lẽ ra tôi không nên đến vào lúc này -Giọng anh Khuông buồn buồn - Nhưng nghĩ mãi, tôi lại đến. Thằng Nam cũng có biên thư cho tôi, chị đã nghe tin gì về bố nó chưa?
- Tin gì? - Mặc dù chị đã biết hết mọi chuyện của chồng, nhưng chị vẫn thấy bàng hoàng cả người.
- Người ta đưa giấy về làng bắt bố thằng Nam - Anh Khuông lạnh lùng nói. - Chắc là tội lớn lắm, người ta đồn ầm cả lên rằng anh ta là kẻ phản động. Khiếp thế cơ đấy.
Chị Lâm ngồi thừ ra, nhìn những vết sẹo loang lổ trên mặt anh Khuông cứ tấy đỏ lên.
- Anh Khuông này - Chị Lâm cất giọng rụt rè hỏi - Nếu anh ta vềđây thì phải tính sao?
- Mặt mũi nào mà anh ta dám vác mặt về làng này,- Anh Khuông quả quyết – Chị còn bận tâm với anh ta làm quái gì. Chị với anh ta như thế nào thì cả làng xưa nay đèu biết. Bây giờ tôi chỉ ngại mỗi điều -Anh Khuông chợt hạ giọng - Tôi ngại cái lý lich, lý lịch của thằng con chị có bố là phản động. Thằng Nam biên thư về nói nói đã được đi học lớp hạ sĩ quan rồi đấy.
Anh Khuông về rồi. Chị Lâm tắt đèn, khoá cửa sang nhà ông bà Thinh. Đêm miền quê tĩnh lặng. Trên lối xóm quen thuộc mà không hiểu sao lúc này chị cứ thấy xa lạ. Tâm trí chị cứ rối lên, vơ vẩn mọi điều.
Buổi sáng, chị Lâm lại cắp thúng di chợ, định sẽ đưa thư của thằng Nam cho chồng và báo tin giấy truy nã về đến xã. Cuộc họp đọi sản xuất, mọi người đều nhất trí bầu chị làm đội trưởng, nhưng chị kiên quyết từ chối. Bây giờ chị là kẻ đồng loã với kẻ phản bội. Chị gợi ý với mọi người nên bầu anh Khuông. Cuối cùng mọi người nhất trí bầu anh Khuông làm đội trưởng. Vừa ra đến dốc cầu, chị gặp ông Thinh, bố chồng đang vác cuốc ra đồng. Vửa nhìn thấy chị, ông đã đứng khựng lại chằm chặp nhìn chị.
- Lâm đấy à? - Giọng ông khàn khàn - Chuyện như vậy mà mày giấu ông à?
- Chuyện gì vậy ông? - Chị Lâm sửng sốt.
- Còn chuyện gì nữa, thằng Thi nó làm khổ mày, làm ô danh cả họ nhà này,chúng tao từ mặt nó. Nó bỏ mẹ con mày, ông ngỡ là quá đáng rồi, ai dè bây giờ nó lạ dính vào chuyện tày đình như vậy. Tôi nó đáng chết. Hôm họp đội sản xuất , nghe bà con nói, ông bà cũng mong cho mày với thằng Khuông thành vợ chồng. Thằng Khuông nó là người tốt đấy.
Chị Lâm nhìn bố chồng thương hại, mặc dầu ông cố tỏ ra thông cảm, nhưng chị vẫn thấy lúc này là lúc ông đau khổ nhất.
- Bố cứ nghe người ta nói thế ! Con với anh Khuông chẳng có chuyện gì đâu.
Chị Lâm an ủi bố chồng rồi bước đi vội vã. Chị đinhư chạy trên con đường từ nhà xuống phố huyện dài ba bốn cây số. Chị Lâm cắp thúng bước vào nhà. Chú thiêm vẫn đang gò thùng trước cửa cũng đứng dậy và theo.
- Anh đi từ tối hôm qua chưa về - Chú Thiêm nói.
- Đi đâu vậy? - Chị hỏi và cảm giác như có chuyện gì bất thường.
- Chẳng biết anh đi đâu nữa. Mấy bữa rồi thỉnh thoản anh lại bỏ đi như thế.
- Chuyện như vậy mà chú chẳng nói cho tôi biết.
- Anh dặn là không được nói với chị. Mỗi lần về, anh lại mua rượu uống. Chả biết chị nghĩ sao, chết sống thế nào cho nó đi một nhẽ, ai lại chui rúc hư chuột thế, nhục lắm.
- Chú thông cảm cho anh - Chị dịu giọng nói -Biết làm thế nào được. Tôi cũng đang rối ruột lâu nay. Thôi thì ráng chịu dăm ba bữa nữa, tôi sẽ lựa lời nói với anh ấy. Nếu anh ấy về, chú bảo sáng mai tôi xuống.
- Ấy chết! Chị không được về đâu, tối qua anh ấy đi có dặn em bằng mọi cách chị phải gặp anh ấy tối nay, có việc hệ trọng.
- Nhưng làm sao tôi ngồi đây đến tối được. Công việc ngập lên đến cổ.
Chị Lâm đưa mắt nhìn quanh, rồi vội vã bước ra cửa. Hôm nay phiên chính chợ huyện, người đi lại tấp nập, nắng trưa hè oi ả, mồ hôi vã ra ướt lưng áo.
- Mẹ Nam ơi, đi chợ về đấy à? - Chị Lâm giật mình quay lại nhận ra bà An cùng đội sản xuất, có con trai đi nhập ngũ cùng đợt với thằng Nam nhà chị.
- Thằng Nam nhà chị biên thư về rồi hả. Thật quý hoá, vừa mới nhập ngũ đã được đi học làm sĩ quan. Thằng Tam nhà này bây giờ bây giờ mới biên thư về hối hận đã không chụ học cho ra trò - bà An chợt liếc nhìn chị Lâm - đến bao giờ thì mời tôi uống nước đấy?
- Bà cứ nói thế, cháu với anh Khuông có gì đâu - Chị Lâm bối rối, phân trần…
Còn lại nửa ngày về chiều, chị vẫn tranh thủ ra đồng cấy nốt đám ruộng còn bỏ dở.
Vừa về đến gò ông Đống, đám thanh niên đang nhổ mạ nhìn thấy chị đã reo ầm lên .
- Cô Lâm này! - Cái Thư ở cạnh nhà chị tay cầm bó mạ vung vẩy, xông thẳng đến trước chị - Phải làm đám cưới cho ra trò chứ? Cô phải gọi cả anh Nam về cho cháu. Chúng cháu sẽ mượn loa của đội văn nghệ mở nhạc hát cho đa. Chau sẽ xung phong hát hai bài.
-Đúng đây, ai chú cô Lâm thì chúng cháu ủng hộ hết lòng.
Bọn trẻ nói vang vang làm đám thợ cày đằng xa cũng đứng cả lên nhìn chị. Chẳng ai hiểu được chị lúc này.
Đến chiều tối cơm nước xong, vừa nằm xuống giường hình ảnh người chồng như một bóng ma cứ hiện lên ám ảnh chị. Lúc này chị mới cảm thấy có chuyện gì đó không bình thường. Nghĩ thế, chị quyết định đi gặ chồng ngay.
Chịlén ra khỏi làng, trời tối đen, con đường xuống huyện vắng tanh. Gió reo réo trên những cnàh phi lao đen sẫm. Thỉnh thoảng chị lại vâp ngã dúi duik. Chị thận trọng bỏ dứp vào chiếc túi xách. Trong túi xách có vài can goạ nếp chị mang đi phòng có người hỏi sẽ nói là đi thăm người ốm dưới bệnh viện huyện.
Phố huyện vẫn còn đông người qua lại mà nhà chú Thiêm đã đóng cửa im lìm. Chị Lâm đưa tay gõ, cánh cửa vừa bật mở. Chị vội bước vào nhà, chú Thiêm ghé sát vào ti chị thì thầm:
-Anh đang mong chị đấy.
Lời chú Thiêm vừa dứt, chị đã thấy chồng chị từ trong buồng bước ra, nói nhỏ:
- Tôi muốn ói chuyên riêng với cô. Trời nóng quá, ngồi trong buồng không chịu nổi.
Chồng chị vửa nói, vừa kéo tay chị bước ra sau nhà, Nhìn thấy con đường nhỏ ngoằn ngèo xuống cồn bãi, chị lặng lẽ bước theo chồng không chút ngần ngại.
- Đi đây vậy? - Chị khẽ hỏi.
- Hóng mát một chút thì đã sao.
"Sao lại hớn mỡ đến thế nữa" - Chị thoáng nghĩ và bỗng dưng cũng có cảm giác là lạ. Lòng chị rạo rực. Gió từ biển thổi vào mát rượi. Những lùm phi lao đen sẫm như bóng núi chập chờn trong ánh trắng hạ tuần mới nhú lên dưới chân trời xa tít. Chị nhìn theo chồng bước chầm chậm. Thỉnh thoảng anh ta lại chạy lên phía trước rồi đứng khựng lại co chân nhẩy lò có như đứa trẻ. Có lúc chồng chị lại lộn nhào trên cát mấy vòng. Tới vạt phi lao, anh ta dạng chân túm lấy ngọn phi lao non, dùng sức nhổ như để đọ sức với chúng. Chị chợt có cảm giác chồng chị đang lên cơn điên. Ý nghĩ ấy khiến chị sợ hãi.
- Anh lầm trò gì thế - Chị khẽ thốt lên.
- Ngày xưa mình trồng, bầy giờ mình nhổ có sao!
- Anh điên đấy à?
- Ừ. Điên. Tôi đang điên đây. Điên vì tôi, vì mọi người, và vì cả mình nữa đấy -Vừa nói anh ta vừa hăng mái nhổ đại cả một ôm phi lao non. Vừa đi vừa dựng ngược cả chùm dễ tua tủa lên trời. Chị hoảng hốt chạy lại ôm chồng, đẩyanh ta ngã ngửa ra cát. Anh ta lặng đi, nằm bất động.
- Anh làm sao thế - Chị tức giận quá - Tôi làm gì để nhà không vừa lòng hả?
Bất chợt anh ta chồm dậy ôm ghì lấy chị, vật chị ngã ngửa ra cát, miệng lắp bắp.
- Mình …mình tốt quá. Tôi điên lên vì không hiểu sao mình lại tốt thế. Cả thế gian này chỉ có mỗi mình tốt với tôi. - Anh ta nói và nghì chặt chị như sợ chị vùng chạy mất -Tôi định ra đi đêm nay, họ đã hẹn tôi. Tôi cứ sợ là mình không đến. Nhưng mình đã đến… Tôi không thể bỏ mình, bỏ thằng Nam mà đi nữa. Tôi quyết định ở lại…
Chị bỗng thấy tiếng sóng biển âm vang trong lòng. Chị mê đi và cảm giác lớp cát dưới lưng á êm dịu.
- Về đi - Chị nói. - Về nhà mình ấy, còn có thằng Nam. Hãy sống vì nó.
Và như có một sức mạnh phi thường, chị vùng dậy. Không cần nhìn lại, chị vẫn nhận ra chồng đang chập choạng bước theo. Chị nhìn rõ cái bóng đổ dài trên vạt phi lao ướt đẫm sương đêm. Cứ thé là dẫn chồng về làng.
Làng Đông đã lờ mờ trong tầm mắt, chả mấy chốc chị đã nhìn thấy nhà mình im lìm trong bóng đêm.
Sáng ra chị Lâm vẫn cố đi làm đồng bình thường. Đến trưa chị về sớm hơn một chút, rẽ vào cửa hàng mua chiếc bếp dầu. Trước khi đi làm chiều, chị len lén xách vào buồng hai thùng nước.
- Rau muống đấy, luộc một nửa, còn để sáng mai - Chị khẽ rì rầm căn dặn - Nay mai muốn làm thì còn khối việc ra đấy. Bụi tre sau nhà tốt um lên mai tôi đẫn về, mình chẻ ít lạt mạ, cho cả bên ông bà vài bó. Rồi rổ rá, rế nữa, nhà không có đàn ông cái gì cũng thiếu. Cần dùng thứ gì cũng phải đi mua. Có còn nhớ cách đânhy quên rồi - Chị âu yếm nhìn chồng hỏi - Nếu quen thì cứ ra nan sẵn, tôi mang sang bảo cụ Đông đan dặm cho vài lóng là nhớ liền.
- Mình cứ như làm như tôi ngu ngốc quá vậy. Cứ dẫn tre về, tôi làm được.
Chị Lâm vội vã bước ra cửa. Chợt nhớ tới một việc chị lật đật chạy xuống bếp bê chiếc nồi đất mang vào buồng.
- Này, lúc nào "buồn" thì cứ "đi" ra cái nồi này rồi dậy lại. Trời nóng bức thế này, mình cứ đứng phóng qua cửa sổ thế khai không chịu được. Với lại lỡ có ai nhìn thấy. Còn cái "chuyện kia" thì cố gắng đi vào ban đêm là tốt nhất.
Chuẩn bị chu đáo mọi việc cho chồng xong, chị mới yên tâm đi làm, nhưng chị không ra đồng ngay mà rẽ sang nhà anh Khuông. Chưa lần nào chị sang nhà anh lại thản nhiên như lúc này. Anh Khuông cũng phải ngỡ ngàng nhìn chị.
- Ông bà đi đâu hở anh?
- Hai cụ đi làm đồng, còn cô út đi học. Chiều nay tôi nhận bàn giao với cô Thanh, ngày kia cô ấy phải đi rồi.
Chị Lâm đưa mắt nhìn khắp nhà. Mọi thứ vẫn ngăn nắp, gọn gàng như chị đã que mắt. Không hiểu sao lúc này chị lại để ý kỹ đến mọi thứ. Chị đưa tay xoa nhẹ lên mặt chiếc tủ bóng loáng. Chiếc tủ này anh Khuông đã dày công thê thợ mãi bên Nam Định, đóng năm ngoài.Anh Khuông cứ đứng ngây ra nhìn chị. Chợt nhận thấy mình hơi trơ trẽn, chị bước lại phía bàn học của cô em út, lật lật mấy quyển vở nói bâng quơ:
- Cô út năm nay mà đỗ đại học thì còn mỗi anh Khuông ở nhà với ông bà nhỉ. - Thì đã sao?
- Phải lấy vợ đi chứ sao nữa.
- Ai người ta lấy tôi.
- Thế anh có nghe người ta nói gì về anh và tôi không?
- Đó là người ta tưởng lầm…
- Đấy ! Chính vì sự hiểu lầm đó tôi mới sang gặp anh - Chị Lâm ngập ngừng - Anh Khuông ạ, từ nay anh không nên sang bên tôi nữa. Tôi thì đã đi một nhẽ, còn anh…anh cũng lên tìm đám bào kẻo ế thật đấy. Tôi đi làm đây.
Chưa bao giờ chị Lâm cư xử ác độc đối với anh Khuông như bữa nay. Ra tới đường, chị vẫn hình dung thấy gương mặt anh ngây ra đến thảm hại….
- Mày làm trò gì mà đẵn quang cả bụi tre đi thế hả? - Chị Lâm đang ráng sức đẵn những cây tre ra từng đoạn, nghe tiếng nói, biết ngay là mẹ đến. Chị bối rối không hiểu sa có việc gì.
- Mẹ ngồi uống nước! Trông con làm trò này được không mẹ -Chị thản nhêinnói và càng gắng sức chặt nhanh hơn. Bà Chuyên ngỡ ngàng hết nhìn con gái lại nhìn đống rổ rá mới đan xinh xắn xếp thành chồng trong góc nhà.
- Sao bây giờ tự nhiên mày bày ra trò đan lát thế này hở? Mày học ai đấy?
- Dễ ợt mẹ ạ, con để ý cụ Đông đan vài lần là con biết liền. Đấy mẹ xem, con đan có đẹp không? Mẹ cầm mấy thứ về mà dùng.
- Rõ khổ, sao mày cứ như đàn ông mãi thế hở con. Đàn bà mà cứ giỏi việc như đàn đông cũng chẳng hay ho gì đâu.Tao nghe người ta đồn ầm cả lên, mày với anh Khuông đã thế nào rồi? Chuyện như thế mà mày khong nói với một câu.
Chị Lâm luống cuống tí nữa chặt cả vào tay: - Mẹ chỉ nghe người ta nói vớ vẩn - Chị làm bộ giận dỗi - Con và anh ta chả có chuyện gì hết. Người gì mà trông cái mặt khiếp đi được.
- Cha bố nhà chị, đã đẹp tốt lắm mà chê ngườita. Nó xấu mặt nhưng ăn cử có nhân cóđức, Bảnh baonhư cái thằng chồng khốn khiếp của mày, nó đã là mẹ con mày điêu đứng bao năm nay rồi đấy.
Chị Lâm chợt thấy người nóng bừng, chị hình dung ra chồng chị trong buồng đang dỏng tai lên nghe.
- Mẹ buồn cười thật - Chị gắt - Đã bảo bầy giờ con không chồng con gì hết!
*
* *

Dạo này chị Lâm làm quần quật suốt ngày. Chị thấy mình cứ lỳ đi, và có phần liều lĩnh. Giả sử có ai đó biết chuyện chi đang giấy kẻ phạmtội trong nhà, chị cũng chẳng sợ.Ch ả lẽ cứ phải vụng trộm, chui rúc mãi. Có lúc hai vợ chồng nói chuyện cứ oang oang trong buồng. Thỉnh thoảng lại còn tếu với nhau nữa.
Một lần chồng chị nói thản nhiên như không:
- Mình này! Mình sẽ may một bộ quần áo thật mốt và mua cho tôi đôi dép nhựa Tiên Phong trắng nữa.
- Để làm gì?
- Để hai chúng ta cùng đi ra đường như ngày xưa ấy.
- Rồi về đào một cái hố thật sâu chui xuống mà tự tử - Chị cười pha trò.
- Thế rồi còn hơn cứ phải ru rú mãi như con chuột. -Chồng chị trả lời.
Từ chỗ nói đùa hoá thật,tiền bán rổ rá chị dùng may cho chồng bộ quần áo mới…
Sáng nay chị Lâm thu dọn nhà cửa sạch sẽ. Mội thứ đồ dùng trong buồng chị xếp đặt lại gọn ngàng.
- Thôi cứ ra nhà ngoài cho mát được bữa nào hay bữa đó - Chị căn dặn - Cùng lắm là ở tu vài năm thôi -Chịnói vội vã bước ra cửa như sợ chồng thay đổi ý định - Tôi đi đây, chả cần phải khoá cửa làm gì nữa. Mình ở nhà nấu ấm nước chè ngon. Thế nào cán bộ cũng đến, mình nên thành thực thú tội. Mình lấy hẳn bộ quần áo mới mà mặc.
*
* *
Vừa làm ở ngoài đồng về tới đầu làng, chị Lâm đã thấy bọn trẻ nhảy tâng tâng reo ầm ĩ.
- Cô Lâm ơi, anh Nam nhà cô đã về rồi đấy. Chị Lâm bàng hoàng:
- Thật không các cháu?
- Thật mà! Anh Nam đang ở bên chú Khuông. Chị Lâm luýnh quýnh bước vội về nhà. Lóng ngóng mãi chị mới mở được ổ khoá cửa.
Chị đang đọn dẹp nhà cửa thì thấy con trai đeo ba lô bước vào. Đã ba năm nay, ngày nào cũng nghĩ đến con, nhưng chị không tưởng tượng nỏi nó lại rắn rỏi, người lớn đến thế. Bộ quân phục nó mặc đã bạc phếch. Nước da sạm đen và nó có phần gầy đi. Chỉ riêng đồi mắt nó vẫn ngời sáng trẻ trung.
- Con về thấy mẹ khoá cửa, con sang bên chú Khuông. Chú Khuông cũng không có nhà thế là bọn trẻ chung nó dắt con đi khắp. Chú Khuông đi đâu hở mẹ?
- Ai mà biêt được, mẹ cũng vừa đi làm về. Nghe con trai nói đến chú Khuông, chị mới nhận ra ở nhà đã trải qua bao biến động mà con traichị không thể hiểu nổi. Chị pháp phỏng chờ đợi giây phút chồng đi làm về. Càng nghĩ chị càng thươn chồng hơn bao giờ hết. đi cải tạo về nửa năm nay,ngoài công vệc lăn lộnvới ruộng đồng, anh còn tranh thủ sửa chữa máy bơmnước, mấy cày cho hợp tác xã, tối về lại hì hục đóng gạch. Mặt mùi anh ngày một hốc hác, râu ria, tóc tai bù xù không kịp cắt, quần áo thì lôi thôi lếch thếch, ống thấp, ống cao. Nhiều lần chị bảo: "Anh làm vừa thôi, phải biết giữ sức nữa chú. Lỡ ốm ra đấy, người ta lại bảo tôi độc ác". Anh chỉ cười bảo: "Bạy nào, người ta nói kệ người ta, mình tranh thủ làm thêm, gom góp ít tiền mua cho thằng Nam cái đồng hồ".
Đên lức này đồng hồ vẫn chưa mua được, thằng Nam đã về.
Lẩn quẩn mãi, chị mới nhận ra phải đi nấu cơm tối. Vừa bước ra cửa, chị đã nhìn thấy chồng, mỗi bên quang một hòn đất thật to bằng cái cốt đá đang ì ạch bước về.
Chị Lâm tất bật chạy lại đỡ gánh đất xuống, rồi ghé sát tai chồng thì thầm:
- Thằng Nam về rồi đấy.
Chiếc cuốc tuột khỉ tay anh, rơi xuống đất. Anh đứng ngây người chớp chớp mắt. Chị cũng bàng hoàng nhìn chồng, thấy rõ anh đang xúc động. Hai chục năm nay bố con mới gặp nhau.
- Cứ voà với con đi, nó ở trong nhà đấy - Chị giục anh- Thay bộ quần áo tử tế mà mặc rồi nghỉ ngơi với con. Tối nay đừng đóng gạch nữa. Nam ởi, bố con về đây này.
Con trai chị ra cửa. Thấy bố, nó sững lại. Nó chẳng nói chẳng rằng, nhìn bố trân tân. Hai chục năm nay nó chỉ nghe tên bố qua lời nguyền rủa của mọi người. Lòng nó đã nguội lạnh chẳng còn chút tình cha con. Bất chợt Thi chạy đến, vụng về nắm chặt tay nó chẳng nói được lời nào. Chị Lâm bỗng tối sầm mặt lại khi con trai rút tay khỏi tay bố, lặng lẽ đi vào nhà.
Bữa cơm đầu tiên xum họp gia dình, chị Lân có gợi chuyện với con, con trai chị cứ lầm lì, hỏi câu nào nó trả lời cây ấy. ăn xong nó lỉnh mãi đến khuya vẫ không thấy con về. Chị nói với chồng:
- Mấy bữa nay mới được về,cứ để nó đi chơi cho thoải mái…
Nói thế nhưng chị thấy lòng mình se lại.
Ngày hôm sau, lúc nào không có bổơ nhà nó mới đảo về nói chuyện với chị. Nó cố tình không nhắc đến bố. ăn cơm tối xong, nó cứ đi ra đi vào, đứng ngồi không yên,rồi bất chợt nó kéo tay chị ra sân vẻ bối rối:
- Mẹ ạ, mai con đỉồi, con có đứa bạn cùng đơn vị hẹn tối nay đến chơi và ngủ luôn ở nhà ta, sáng mai đi một thể.
- Thế càng vui chứ sao! -Chị Lâm niềm nở nói với con,nhưng nét mặt con trai chị vẫn buồn rượi, giọng nó ấp úng.
- Mẹ chẳng hiểu gì cả..Mẹ thông cảm cho con, ở đơn vị, conđã nói với mọi người là bố chết rồi.
Chị Lâm lặng đi nhìn con hai giọt nước mắt từ từ lăn trên gò má nhợt nhạt.
- Ừ mẹ hiểu con… Cứ yên tâm mời bạn bè về nhà, mẹ sẽ liệu.
Chị gạt nước mắt, lững thững ra bờ ao. Dưới bóng những khóm chuối, chồng chị đang hì hục nhào đất đóng gạch. Chị lặng lẽ đến bên chồng lí nhí:
- Thằng Nam….thằng Nam nhà mình….
- Thằng Nam là sao? - Anh sửng sốt hỏi lại.
- Thàng Nam hôm nay có khách. Bạn nó ở đơn vị đến chơi.
- Mình tiếp hộ tôi cũng được chứ sao.
- Không! Khách của nó ngủ lại nhà mình,sáng mai chúng nó đi một thể.. mình hiểu kông, chúng nó muốn thoải mái chuyện trò. Mình thông cảm cho con nó trẻ người non dạ. Tối nay mình sang ngủ bên ông…
- Mai nó đã đi thật à?… Mình cứ về với con, tôi sẽ r ửa tay chân bây giờ đây…
Khách của con đã đến. Cậu ta cứ tồng tộc kể hết chuyện khác, nào chuyện nhà, chuyện đơn vị. Lúc này chị mới hiểu ra con trai chị cũng đã trải qua nhiều trận chiến đấu ra trò. Thì ra vừa rồi hai đứa bị thương, nằm viện cả tháng. Khi ra viện, hai đứa tranh thủ về qua nhà. Chị sửng sốt nhìn con phàn nàn:
- Chuyện như vậy lẽ ra con phải nói vớimẹ.
Nam tránh cái nhìn của mẹ, cúi đầu xuống.
- Thế mà cháu cứ tưởng nó phải nói hết với cô rồi cơ đấy! - Lầm lì thế mà đánh ác ra trò đấy cô ạ. Tiểu đội trưởng của cháu cơ đấy. Chúng cháu đi đánh nhau chết sống là chuyện bình thường. Đơn vị cháu năm vừa rồi cũng chết mất sáu lính đấy cô ạ.
Chị Lâm khẽ thở dài, chuyện chết chóc mà chúng nó nói cứ tưng tửng như không.
Một luồng gió chợt lùa vào qua ô cửa, những tàu lá chuối ngoài vườn phần phật. Và chị lờ mờ nhận thấy như có ai đứng ngoài vườn chuối, chị linh cảm đó là chồng mình. Chị cảm giác anh đã đứng đó từ lâu lắm rồi. Anh đứng như một thân cây cụt bên khóm chuối.
Chị bước loạng choạng tới góc nhà lấy chiếc ấm vờ đi lấy nước, rón rén vòng ra sau nhà. Chị nhìn thấy bóng đen bên khóm chuối chợt cựa quậy. Chị thảng thốt kêu lên:
- Bố thằng Nam đấy à? Vào với con đi mình.
- Không ! Không nên… Mai nó đi rồi, cứ để tôi đứng đây.
Giọng anh tan nhanh trong tiếng xào xạc của cây sau nhà.

Không có nhận xét nào: