14 thg 8, 2011

Chỗ đứng của dòng văn học nông thôn qua hai tác phẩm "Đội gạo lên chùa" và "Bến không chồng".

Quốc Phương
BBC Việt ngữ
Cập nhật: 16:03 GMT - thứ sáu, 12 tháng 8, 2011  

Phạm Xuân Nguyên cho rằng các tác phẩm lấy thể tài hậu chiến và nông thôn vẫn còn có giá trị.
  • Trong thời đại thông tin giao tiếp mạng Internet nhanh như chớp, với thời gian có thể tính bằng giây, hoặc các phần tử của giây, một tác phẩm dày tới 850 trang, viết theo lối "kể chuyện cổ điển", mà tác giả đã ở tuổi... bát tuần, vừa gia nhập nền văn học đương đại của Việt Nam, liệu sẽ tìm thấy chỗ đứng của mình
Một tác phẩm khác ra đời cách đây hai chục năm, được tái bản tới hơn một chục lần và được chuyển thể điện ảnh, tưởng đã không còn gì để nói thêm, lại vừa đoạt tiếp một phần thưởng mới, lần này là của Hội Nhà văn Việt Nam kết hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Đâu là điểm giống nhau giữa các tác phẩm này, tại sao thể tài của chúng có thể tiếp tục có chỗ đứng nhất định trong nền văn học Việt ở trong nước hiện nay? Có gì đáng chân quý và lưu ý trong hai tác phẩm mà một thì vừa mới đăng đàn, một đã khẳng định ít nhiều qua thời gian?
Đây cũng là một vài ý trong trong cuộc trao đổi giữa BBC Việt ngữ với nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, xung quanh hai tác phẩm thuộc dòng văn học nông thôn, có chiều kích lịch sử, tiểu thuyết "Đội gạo lên chùa" của Nguyễn Xuân Khánh và "Bến không chồng" của Dương Hướng.

9 thg 8, 2011

NHÀ VĂN ĐEO CHÌA KHÓA ĐỒNG TÂM THỨC

Các nhà văn từ trái sang: Phùng Văn Khai, Nguyễn Hiệp, Dương Hướng, Vương Trọng, Thu Hương, Đỗ Tiến Thuỵ
                     Tác phẩm của Dương Hướng đã được xuất bản

• Trong cuộc tuyển chọn tác phẩm VHNT xuất sắc về tam nông 30 năm qua (1981-2011) do Hội Nhà Văn Việt Nam và Bộ NN& PTNT phối hợp tổ chức, tiểu thuyết Bến Không Chồng của ông được chọn trao thưởng. Với cuộc trò chuyện ngẫu hứng này, mong góp một góc nhìn khác về nhà văn Dương Hướng để bạn đọc thêm hiểu, thêm quý nhà văn hơn.
Bãi biển Quy Nhơn cong tròn, lặng như không thể lặng hơn. Tôi, nhà văn Sương Nguyệt Minh và nhà văn Dương Hướng uống cả buổi trên bãi biển mà mỗi người chưa hết chai bia. Chủ yếu là chuyện, trong trại viết Văn Nghệ Quân Đội năm nay, nhà văn Dương Hướng thuộc típ ít nói nhưng ráp đúng bộ thì chuyện cũng tuôn trào. Lại nói về cái vật vận ấy, ông đoán thế là đúng đấy. Kể nghe! Tôi  tuổi con trâu kéo cày (Kỷ sửu) là con trai duy nhất của gia đình trưởng tộc với một người chị gái, hai cô em gái. Bố mẹ đều là nông dân làm ruộng (bố: Dương Văn Phương, sinh năm 1919 (mất năm 1965), mẹ: Nguyễn Thị Thục, sinh năm 1920, đang sống khỏe tới thời điểm 2011-tg). Tuổi thơ thằng cu Hướng được bố mẹ, họ tộc “chăm lo” vì cái chức trưởng tộc tương lai của dòng họ Dương- hy vọng sau này sẽ cai quản ngôi từ đường họ to nhất nhì thôn Đoài. (Bố tôi là trưởng tộc nên ở ngay trong khuôn viên ngôi từ đường để bố tôi trông nom hương khói). Ngôi từ đường được các cụ tổ tôi xây từ bao đời nom rất cổ kính. Những cái cột lim đen bóng to một ôm đẫy, hồi bé bọn trẻ chúng tôi chơi trốn tìm cứ đuổi bắt chạy vòng quanh các cây cột ấy. Tối đến ngôi từ đường còn là nơi mở lớp bình dân học vụ cho các cô bác trong làng. Ngôi từ đường và cái chức trưởng tộc đi vào tuổi thơ tôi như thể mình là “vua Phổ Nghi con” vậy. Thi thoảng tôi còn được bố đeo vào cổ chiếc chìa khoá đồng to bằng ngón tay để tập sự cai quản đóng mở cửa từ đường. Những bộ cánh cửa lim đóng theo lối cửa đình chân quay, mỗi lần đóng mở nghe rít lên ken két đầy quyền uy. Nhà văn Dương Hướng nhấc chiếc ghế cóc sát tôi, sôi nổi: “Có những thứ tưởng chừng vụn vặt nhưng khi nó vận vào mình thì gần như chính nó đã tạo ra định mệnh, có thể dẫn mình đi”. Và anh trở thành ông Bến Không Chồng tên tuổi bắt đầu từ một thứ đã vận vào như thế? Anh cười: “Tên với tuổi gì, mình viết vì là… không thể không viết, sau này mình thấy những chương nào mình thuộc làu, viết  “chạy” rất nhanh là những chương khá.