25 thg 11, 2011

THÔNG BÁO TUYỂN CHỌN TRUYỆN NGẮN HAY


Nhà văn Dương Hướng và nhà báo Ngô Mai Phong đang tiến hành tuyển chọn những truyện ngắn hay của các tác giả trẻ trong cả nước (ở độ tuổi sinh 1975 đến 1995). Nội dung của tác phẩm được tuyển chọn phản ánh mọi mặt đời sống xã hội Việt Nam đương đại. Chúng tôi thực hiện việc này với mục đích chọn được ở các bạn trẻ những tác phẩm hay một cách vô tư theo góc nhìn riêng của mình chỉ với tiêu chí duy nhất là hay. Những tác phẩm được tuyển chọn, tác giả được trả nhuận bút xứng đáng và một ấn phẩm trong đó có tác phẩm của bạn. Bạn hãy viết cảm nghĩ về sự nghiệp sáng tác của bạn (không quá 60 từ) gửi kèm theo ảnh chân dung của bạn khổ 4x6. Mối bạn có thể gửi từ 1-3 tác phẩm để chọn lấy 1 tác phẩm hay nhất. Tác phẩm xin gửi theo địa chỉ Mail: duonghuongqn@gmail.com hoặc thienluong07@gmail.com
Thời gian nhận tác phẩm kể từ ngày thông báo 26/11/2011
 Rất mong được sự hưởng ứng của các bạn viết xa gần.
  
  

21 thg 11, 2011

Nhà văn Nguyên Ngọc: Chuyện phiếm từ tiểu thuyết đến phóng sự


Những ngày này muốn tìm gặp nhà văn Nguyên Ngọc rất dễ. Ông gần như “thường trực” ở Đại học Phan Châu Trinh, phố cổ Hội An. Là Chủ tịch Hội đồng quản trị, nhưng ông đích thân tìm chọn nhà báo tham gia đứng lớp ngữ văn-truyền thông cho trường.

Khi ông chọn ai, thường thì người ấy chỉ còn cách là “dạ”, dẫu bận mấy cũng khó lòng nói không. Tôi đã “dạ” như thế và gặp lại ông sau nhiều năm. Ngồi với ông ở quán bia, hay trong bữa cơm bình dân bờ sông Hoài quãng còn hoang vắng (nơi có món cá-đối-kho-dưa ông thích, đến mức “tên” nhà quán trong danh mục điện thoại của ông là Cá đối!), tôi thường né “đề tài” giáo dục mà chỉ muốn nghe chuyện phiếm văn chương từ cách nhìn và lối bình luận của riêng ông.

 
Nhớ một chuyện đến nay còn mang tính thời sự, tôi hỏi nhà văn Nguyên Ngọc là người đã “bỏ phiếu” cho “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh đoạt giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1991? Nhà văn gật đầu:


- Sự thể thế này, hồi ấy tôi làm Trưởng ban Sáng tác của Hội Nhà văn. Ban Sáng tác có nhiệm vụ chuẩn bị và phục vụ cho lãnh đạo Hội làm giải thưởng hằng năm, trong có việc đề nghị các Hội đồng sơ khảo và chung khảo. Trước đó Hội vẫn theo nếp Ban Chấp hành đồng thời là Hội đồng chung khảo. Tôi đánh giá cao tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh nhưng thấy chung khảo là Ban Chấp hành gồm 9 người, thì tác phẩm này rất khó lọt vào giải.


Với tư cách Trưởng ban Sáng tác, tôi đề nghị một danh sách chung khảo khác, với lý lẽ: Khi bầu Ban Chấp hành Hội người ta không bầu những nhà văn giỏi nhất, mà chọn những người có khả năng hơn cả nhằm đảm nhiệm những công việc cụ thể của Hội, như công tác tổ chức, công tác đối ngoại, công tác hội viên... Vậy để làm tốt giải thưởng nên có một Hội đồng chung khảo khác gồm một số thành viên Ban Chấp hành, cùng một số nhà văn có tài năng, có uy tín và công tâm ngoài Ban Chấp hành. Lý lẽ đó thuyết phục được Ban Chấp hành và chúng tôi đã thành lập được một Hội đồng chung khảo gồm 9 người, có cả các nhà văn Vũ Cao, Lê Ngọc Trà, Bùi Hiển… Chính Hội đồng chung khảo ấy đã chọn được ba tiểu thuyết thật đáng giá để trao giải văn xuôi năm 1991: “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh, “Mảnh đất lắm người nhiều ma” của Nguyễn Khắc Trường và “Bến không chồng” của Dương Hướng. Cho đến nay giải thưởng năm 1991 vẫn được coi là “hay” nhất trong các giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam. Riêng đối với “Nỗi buồn chiến tranh” tôi dự kiến đạt được 5/9 phiếu là thắng lợi rồi, nhưng khi bỏ phiếu kín thì được đến 7/9.


Nhà văn Nguyên Ngọc
Nhà văn Nguyên Ngọc
20 năm sau chính ông lại “bỏ phiếu” cho “Nỗi buồn chiến tranh” khi tham gia Hội đồng xét tuyển của Giải Sách hay 2011 (www.sachhay.com). Thực lòng, tôi chưa thỏa mãn cách diễn giải của anh Giản Tư Trung, đại diện nhà trao giải: “Dù là tác phẩm hay, đôi khi chúng chỉ nổi lên ở một giai đoạn nhất định. Nếu được trao giải, đây sẽ là cơ hội cho những tác phẩm trong quá khứ được sống lại, được đưa đến bạn đọc và có sức sống với thời gian”. Theo tôi, trao giải không phải là trao cơ hội sống lại cho những tác phẩm hay trong quá khứ. Nhà văn Nguyên Ngọc giải thích thêm về việc này:

10 thg 11, 2011

16 văn nghệ sỹ Quảng Ninh đi Trung Quốc

Dương Hướng
10 ngày 9 đêm trên đất nước láng giềng, nghe thì nhiều nhưng đây là ần đầu tiên tôi được tận mắt nhìn và hiểu phần nào về TQ.
- Đến TQ điều mà ai cũng dễ nhận ra cảnh quan sông núi hùng vĩ, đất đai rộng lớn, người đông đúc. Nhà nước giàu, luật lệ nghiêm, nhưng dân tình còn nghèo khổ. (Sự chênh lệch giàu- nghèo quá lớn) Những tập đoàn, những đại gia, họ kinh doanh rất giỏi, có tầm nhìn xa, đua nhau khoe sắc, khoe tài, làm kinh tế bằng đủ mọi hình thức để tận thu lợi nhuận. Giao thông hiện đại... Điều mà ít người nghĩ đến khi nhìn thấy các dãy nhà “tập thể” của các hộ nông dân giống nhau như đúc nằm rải rác dọc hai bên đường từ Bắc Kinh đi Thượng Hải. Đây là hậu quả của cuộc  cách mạng văn hoá gom dân vào “Công xã”, người dân phải sống trong các căn hộ tập thể đó từ bao năn nay không sao vượt lên được bởi những quy định rất nghiêm ngặt về luật đất đai thuộc toàn quyền sở hữu của nhà nước. Suốt mười ngày rong ruổi từ Thượng Hải, Hàng Châu, Tô châu, dọc tuyến đường từ Tượng Hải Bắc Kinh hàng ngàn cây số , tôi không thấy bất kỳ một làng xóm nào có cảnh cây đa bến nước sân đình giống các làng xã Việt Nam như làng Quan Họ Bắc Ninh.
- Trung Quốc, từ nhà nước đến người dân họ có ý thức rất rõ về bảo tồn mọi giá trị văn hoá và biết khai thác triệt để giá trị đó để thu lợi về kinh tế. Họ thương mại hoá tất cả mọi lĩnh vực. Ví dụ trong du lịch họ rất tinh tế, tài tình dùng mọi điển tích, huyền thoại, uy danh của của các bậc đế vương, tướng lĩnh qua các triều đại gắn vào các sự vật, sự kiện, để tôn vinh thu hút khách thập phương. Hòn đá vô tri vào tay họ cũng thành thần thánh thiêng liêng, giá trị. Điều này chính ông chủ gốc Việt quê Thanh Hoá sang Trung Quốc làm ăn thành đạt đã tiết lộ chuyện nhập thô đá quý từ Đà Nẵng sang chế biến thành đồ trang sức như vòng, dây chuyền. Đặc biệt hơn cả họ chế tác thành con tỳ hưu trị giá tới tỷ đồng. Các đại gia mua tỳ hưu về đặt trước trụ sở, khách du lịch mua về cầu may. Tỳ hưu có tác dụng thu tài hút lộc mang phước lành đến cho mọi người.


Đoàn VNS QN đến Thiên AN Môn



Nhà thơ Nguyễn Châu

Nguyễn Thu Hà, phó chủ tịch hội đang chụp ảnh lưu niệm thì nhận được điện
của chủ tịch hội VN tỉnh Lê Toán thăm sức khỏe đoàn

Tháp truyền hình ở Thượng Hải








Cố cung

Vạn lý trường thành



Chánh văn phòng hội Thuý Mơ

Trần Chiểu, tác giả của 8 tập tiểu thuyết



Vợ chông Tần Cối phạm tội phản chủ bị đúc tượng trừng phạt

Sen Tây Hồ


Đoàn đang chuẩn bị đi du thuyền Tây hồ

14 thg 8, 2011

Chỗ đứng của dòng văn học nông thôn qua hai tác phẩm "Đội gạo lên chùa" và "Bến không chồng".

Quốc Phương
BBC Việt ngữ
Cập nhật: 16:03 GMT - thứ sáu, 12 tháng 8, 2011  

Phạm Xuân Nguyên cho rằng các tác phẩm lấy thể tài hậu chiến và nông thôn vẫn còn có giá trị.
  • Trong thời đại thông tin giao tiếp mạng Internet nhanh như chớp, với thời gian có thể tính bằng giây, hoặc các phần tử của giây, một tác phẩm dày tới 850 trang, viết theo lối "kể chuyện cổ điển", mà tác giả đã ở tuổi... bát tuần, vừa gia nhập nền văn học đương đại của Việt Nam, liệu sẽ tìm thấy chỗ đứng của mình
Một tác phẩm khác ra đời cách đây hai chục năm, được tái bản tới hơn một chục lần và được chuyển thể điện ảnh, tưởng đã không còn gì để nói thêm, lại vừa đoạt tiếp một phần thưởng mới, lần này là của Hội Nhà văn Việt Nam kết hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Đâu là điểm giống nhau giữa các tác phẩm này, tại sao thể tài của chúng có thể tiếp tục có chỗ đứng nhất định trong nền văn học Việt ở trong nước hiện nay? Có gì đáng chân quý và lưu ý trong hai tác phẩm mà một thì vừa mới đăng đàn, một đã khẳng định ít nhiều qua thời gian?
Đây cũng là một vài ý trong trong cuộc trao đổi giữa BBC Việt ngữ với nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, xung quanh hai tác phẩm thuộc dòng văn học nông thôn, có chiều kích lịch sử, tiểu thuyết "Đội gạo lên chùa" của Nguyễn Xuân Khánh và "Bến không chồng" của Dương Hướng.

9 thg 8, 2011

NHÀ VĂN ĐEO CHÌA KHÓA ĐỒNG TÂM THỨC

Các nhà văn từ trái sang: Phùng Văn Khai, Nguyễn Hiệp, Dương Hướng, Vương Trọng, Thu Hương, Đỗ Tiến Thuỵ
                     Tác phẩm của Dương Hướng đã được xuất bản

• Trong cuộc tuyển chọn tác phẩm VHNT xuất sắc về tam nông 30 năm qua (1981-2011) do Hội Nhà Văn Việt Nam và Bộ NN& PTNT phối hợp tổ chức, tiểu thuyết Bến Không Chồng của ông được chọn trao thưởng. Với cuộc trò chuyện ngẫu hứng này, mong góp một góc nhìn khác về nhà văn Dương Hướng để bạn đọc thêm hiểu, thêm quý nhà văn hơn.
Bãi biển Quy Nhơn cong tròn, lặng như không thể lặng hơn. Tôi, nhà văn Sương Nguyệt Minh và nhà văn Dương Hướng uống cả buổi trên bãi biển mà mỗi người chưa hết chai bia. Chủ yếu là chuyện, trong trại viết Văn Nghệ Quân Đội năm nay, nhà văn Dương Hướng thuộc típ ít nói nhưng ráp đúng bộ thì chuyện cũng tuôn trào. Lại nói về cái vật vận ấy, ông đoán thế là đúng đấy. Kể nghe! Tôi  tuổi con trâu kéo cày (Kỷ sửu) là con trai duy nhất của gia đình trưởng tộc với một người chị gái, hai cô em gái. Bố mẹ đều là nông dân làm ruộng (bố: Dương Văn Phương, sinh năm 1919 (mất năm 1965), mẹ: Nguyễn Thị Thục, sinh năm 1920, đang sống khỏe tới thời điểm 2011-tg). Tuổi thơ thằng cu Hướng được bố mẹ, họ tộc “chăm lo” vì cái chức trưởng tộc tương lai của dòng họ Dương- hy vọng sau này sẽ cai quản ngôi từ đường họ to nhất nhì thôn Đoài. (Bố tôi là trưởng tộc nên ở ngay trong khuôn viên ngôi từ đường để bố tôi trông nom hương khói). Ngôi từ đường được các cụ tổ tôi xây từ bao đời nom rất cổ kính. Những cái cột lim đen bóng to một ôm đẫy, hồi bé bọn trẻ chúng tôi chơi trốn tìm cứ đuổi bắt chạy vòng quanh các cây cột ấy. Tối đến ngôi từ đường còn là nơi mở lớp bình dân học vụ cho các cô bác trong làng. Ngôi từ đường và cái chức trưởng tộc đi vào tuổi thơ tôi như thể mình là “vua Phổ Nghi con” vậy. Thi thoảng tôi còn được bố đeo vào cổ chiếc chìa khoá đồng to bằng ngón tay để tập sự cai quản đóng mở cửa từ đường. Những bộ cánh cửa lim đóng theo lối cửa đình chân quay, mỗi lần đóng mở nghe rít lên ken két đầy quyền uy. Nhà văn Dương Hướng nhấc chiếc ghế cóc sát tôi, sôi nổi: “Có những thứ tưởng chừng vụn vặt nhưng khi nó vận vào mình thì gần như chính nó đã tạo ra định mệnh, có thể dẫn mình đi”. Và anh trở thành ông Bến Không Chồng tên tuổi bắt đầu từ một thứ đã vận vào như thế? Anh cười: “Tên với tuổi gì, mình viết vì là… không thể không viết, sau này mình thấy những chương nào mình thuộc làu, viết  “chạy” rất nhanh là những chương khá.

19 thg 7, 2011

Dấu chân của biển


Vũ Thị Hanh đứng thứ nhất bên phải cùng các tác giả trẻ đi thực tế biên giới Việt Trung

Bi kịch lớn nhất của con người cứ khát khao kiếm tìm mãi nơi biển đời mênh mông thăm thẳm những thứ mà mình không có. Khi cuối đời tỉnh ngộ, người bố mới nhận ra những tham vọng của mình đã làm khổ vợ khổ con. Hạnh phúc ở ngay trong lòng tay, có ngay nơi bến bờ tươi xanh mà ta không nhận ra…
Trân trọng giới thiệu với bạn đọc truyện vừa, một sang tác mới nhất của tác giả trẻ Vũ Thị Hạnh, người được đề cử đi dự hội nghị viết văn trẻ toàn quốc năm 2011 vào tháng 8 tới (Dương Hướng giới thiệu)
Tay chân Hậu bị cánh tay hắn như hai gọng thép khóa lại. Mắt hắn sáng lên, hắn ngỡ ngàng trước vẻ đẹp thần khiết của cơ thể mới lớn và háo hức nhìn chằm chằm vào cặp nhũ hoa chưa căng tròn của Hậu.
                     Răng hắn ghì mạnh trên vai Hậu đau nhói. Cảm giác như đã in khắp da thịt Hậu. Hắn trở nên hung hãn, bất thường giống con thú bắt được mồi và hưởng thụ bằng cách riêng của chính hắn. Nước mắt Hậu trào ra, len lỏi chảy ướt mang tai. Trong cơn hưng phấn tột đỉnh, hắn bất chấp nước mắt, sự quẫy đạp quyết liệt của Hậu. Hậu chưa từng biết đến mùi vị xác thịt. Cũng chưa ai kịp giải thích về nó như thế nào cho Hậu nghe thì lúc này Hậu được trải nghiệm.  Hậu thấy vườn cây hoa cỏ khi nãy bây giờ biến thành một rừng gai sắc, dài nhọn xuyên thủng. Hậu bậm môi bật máu. Một nỗi đau mênh mang ăn mòn từng tế bào. Hậu buột miệng thất thanh “mẹ ơi! Cứu con với!”.
                     - Đúng rồi đấy! Mày cứ kêu to lên. Kêu to cho mẹ mày nghe thấy!     
                     Và ngay tức khắc Hậu hiểu lời cầu cứu thật vô vọng.
                     Hậu đang chết dần trong lim dim, tê dại. Cái “tôi” lớn mạnh kiểu như con chim non tập chuyền đã nghĩ là bay được ngay nhưng sự thật thì Hậu đang dúi dụi với những vết thương khi vừa chạm mặt đất. Hậu là kẻ bại trận thê thảm, sấp ngửa với đủ kiểu hành hạ cay đắng. Vẻ mặt hắn thỏa mãn đầy hoan hỉ. Hắn nằm vật ra thở dốc và mau chóng lau mồ hôi đứng lên:
                     - Dậy đi! Nằm đó ngâm tôm hả?
                     Hậu cựa người xách quần lên, những chiếc kẹo nhiều màu nằm văng ra lề cỏ. Hắn cài lại cúc áo và nhìn thấy những đồng tiền lẻ trong túi Hậu nên cúi xuống móc lấy:
- Ranh con! Dám ăn trộm tiền của tao.
                     - Không! Tiền của tôi chứ?...

27 thg 6, 2011

Gặp gỡ Hạ Long


Anh 1: Nhà văn Nguyễn Khắc Phục (Đầu bạc)

:“Cũng vào tầm này của năm 1965, lớp ta tan đàn để bươn trải vào trong cái mông mênh của xã hội…” Trải qua 46 năm, nay mới lại có cuộc gặp mặt thật xúc động- cả đám học trò lớp 10 nay đã thành “các cụ” mà vẫn mày mày tao tao- nụ cười hoà cùng nước mắt…
   Báo Hạ Long kỳ này trân trọng giới thiệu sáng tác mới nhất của nhà văn Nam Ninh nhân chuyến đi thực tế về khu mỏ cùng các nhà văn do Ban đề tài Hội nhà văn Việt Nam phối hợp với Chi hội nhà văn Việt Nam tại Quảng Ninh, Tập đoàn TKV tổ chức vào cuối tháng 5/2011.
Gặp gỡ Hạ Long
Ký của Nam Ninh

Chúng tôi, là lớp học sinh phổ thông từ thập kỷ 60 của thế kỷ trước, cho đến bây giờ, mỗi khi nhắc đến hai tiếng Hồng Gai đều gợi lên trong lòng cảm giác chộn rộn, ký ức cứ trải ra dần, buồn vui muốn khóc. Hồng Gai hồi đó yên ả thanh bình, không hiện đại, xô bồ, inh ỏi như ngày nay. Hồi đó đêm đến còn nghe thấy cả tiếng những gòong than va vào nhau lịch kịch, vần nhìn thấy chiếc cần cầu cần mẫn quay vòng đổ than xuống tàu ở Cảng; mặc dù ở giữa thị xã, có cả một bãi than của Xí nghiệp Tuyển than mà vẫn thấy Hồng Gai sạch sẽ, không hiểu không gian trong sạch hay lòng người yên ả!

15 thg 6, 2011

Làm gì khi đất nước còn nghèo

Xin phép Nguyễn Hoà cho bài này lên trang nhà mình cho sang- Một bài viết hay, đầy trách nhiệm của người cầm bút.

Làm gì khi đất nước còn nghèo?


NGUYỄN HÒA


Đất nước còn nghèo, vậy mà đáng lẽ phải đồng tâm, hiệp lực giúp cho đất nước giàu mạnh, thì nhiều người trong chúng ta lại thực hành những lựa chọn văn hóa không tương ứng với điều kiện kinh tế của đất nước mình. Nhậu nhẹt đang trở thành một thứ quốc nạn mà nếu thừa nhận, nhiều nhà chức trách cũng phải bóp mồm, bóp miệng. Hội hè đình đám đã và đang trở thành một xu hướng tiêu tiền hợp pháp, vì người ta nhân danh văn hóa, nhân danh truyền thống, nhân danh tấm lòng đối với tổ tiên, thì làm sao có thể bác bỏ. Nhầm lẫn khái niệm và ước mơ... kỷ lục, dăm năm trở lại đây, một số địa phương thi nhau làm hồ sơ đăng ký di sản văn hóa với UNESCO. Để làm hồ sơ, không ít kinh phí đã được chi ra, không ít hội thảo đã được tổ chức. Đón cái bằng chứng nhận về treo ở nơi trang trọng, để thi thoảng nhà chức trách ngắm nghía hoặc khoe với quan khách, còn dân bản địa, liệu có bao nhiêu người hào hứng? Nhưng “một miếng giữa thế giới” chắc phải hơn “một sàng trong nước”!? Và vì thế, trên báo Tuổi trẻ ngày 26.4.2010, nhà văn Nguyên Ngọc đã nói: “Tình trạng đó thật sự là một tấn “bi hài kịch”. Nó thậm chí còn có thể kéo những người đứng đắn ra xa khỏi các hoạt động văn hóa vốn dĩ rất đáng được coi trọng, chỉ vì nó được nhắc đến quá nhiều bằng các danh hiệu và các kỷ lục đến mức phản cảm.

VE CHUNG BENH AO TUONG

Về chứng bệnh ảo tưởng

HẠNH NGUYÊN

“Theo tôi, sự ảo tưởng chẳng bao giờ thúc đẩy con người đến một nỗ lực sống, một nỗ lực phải khám phá và một nỗ lực hướng tới đức tin và cái đẹp... Các nhà văn, nhà thơ chiếm tỉ lệ nhiễm chứng bệnh ảo tưởng còn nhiều hơn. Họ không kìm nổi cơn khát danh vọng của họ trước độc giả và đám đông. Họ không thể nào hiểu được điều tối quan trọng là: nhà văn, nhà thơ chính là những kẻ phải biết vùi sâu hơn ai hết xuống những đau đớn, những bất trắc, những vật lộn và những quên lãng của đời sống”.
 

Chúng ta đang sống trong thời đại có quá nhiều kẻ hão huyền và ảo tưởng về bản thân mình. Có lẽ những người nông dân gắn cả đời họ trên đất đai và ngũ cốc không mang trong mình cái chứng bệnh chết người ấy. Bởi, danh phận đơn giản và đầy thách thức xác thực đã cho họ một con đường đúng.

8 thg 6, 2011

Nhân chuyến đi nhận thưởng tác phẩm xuất sắc về đề tài nông nghiệp, nông dân, nông thôn do Bộ nông nghiệp & PTNT kết hợp với Hội nhà văn Việt Nam tổ chức tại Trung Tâm nghệ thuật Âu Cơ Hà Nội. Trước sự quan tâm đặc biệt của báo chí và độc giả, về vai trò lớn lao của các nhà tiểu thuyết trước hiện trạng nông thôn ngày nay. Tôi trân trọng giới thiệu với bạn đọc một vài cảm nhận về cái nghiệp văn của mình với làng quê, nơi tôi sinh ra…

Những nhân vật ngoài đời đi vào tiểu thuyết
Dương Hướng

Tiểu thuyết đối với tôi là niềm đam mê suốt đời. Thời còn là học trò mê mải đọc tuốt tuột tất cả các loại sách đông tây kim cổ mình kiếm được. Từ tác phẩm nhà thờ Đức Bà pari, Những người khốn khổ của Victor Hugo; Đonki HoTe của Miguel de Cervantes Saavedra đến Tam Quốc, Thuỷ Hử, Đông Chu Liệt Quốc, Tây Du Kí của các nhà văn Trung Quốc. Lớn lên nghiền đọc Đất vỡ hoang của Mi Khail Sôlôkhốp, Anna Carenina của Lev tolxtoi. Thậm chí còn lén đọc cả “sách cấm” và mơ sẽ viết văn. (chỉ mơ chứ không tin mình thành nhà văn) Bây giờ nghĩ lại thây nực cười. Có phóng viên hỏi tôi về kinh nghiệm viết tiểu thuyết của mình?...ba cuốn tiểu thuyết cùng đề cập tới nông thôn, cuốn nào thích nhất…?
     Tới lúc này tôi thành thật thú nhận mình thực sự chẳng rút ra được một quy luật nào chung cho cả ba cuốn tiểu thuyết của mình- (từ Bến Không chồng, Trần gian người đời đến Dưới chín tầng trời). Nói dông dài hình tượng một chút, mỗi lần bắt tay vào viết một tác phẩm mới, tôi đều có cảm giác háo hức như mình đang đứng trước khu rừng lạ, ngon núi lạ, dòng sông lạ cần được khám phá, chinh phục. Phải biết tường tận khu rừng đó có gì để “lựa cơm gắp mắm” khai thác? Nó la Gỗ quý lim gụ sến táu hay toàn lau sậy cỏ rác, dây leo. Quan trọng hơn nữa, anh đã săn bắt được gì trong khu rừng đó? Chim muông, hổ báo, lợn rừng, hay chỉ tóm được vài con chim sẻ. Nếu anh quyết khám phá dòng sông thì anh phải biết rõ nó sâu nông, hiền dữ ra sao, cá tôm nhiều ít. Khi leo núi, anh phải biết rõ ngọn núi kia cao thấp đến đâu.

5 thg 6, 2011

LE TRAO THUONG



Lễ trao thưởng
 20h ngày 03/6/2011 tại Nhà hát Vũ kịch Việt Nam- Trung tâm Nghệ Thuật Âu cơ, Hà Nội,  Bộ nông nghiệp và PTNT-  Kết hợp với Hội nhà văn Việt Nam đã long trọng diễn ra lễ tôn vinh các nhà văn nhà thơ và nhạc sỹ đã có những tác phẩm văn học, ca khúc xuất sắc trong 30 năm- (1981-2011) về đề tài nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tới dự có Ông Nguyễn Sinh Hùng, phó thủ tướng, Uỷ viên bộ chính trị, Ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và PTNT, Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội liên hiệp VHNT Việt Nam- Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam.
   Ban tổ chức đã tuyển chọn được 10 cuốn tiểu thuyết, 7 tập truyện ngắn, 5 tập thơ xuất sắc trong tổng số 157 tác phẩm của 129 tác giả cả nước gửi tham dự. Trong số các nhà văn nhà thơ, nhạc sỹ của cả nước, tỉnh Quảng Ninh vinh dự có nhà văn Dương Hướng được trao thưởng lần này với cuốn tiểu thuyết “Bến không chồng” được bạn đọc yêu mến, được dựng thành phim và dịch sang tiếng Pháp, tiếng Ý. Nhà thơ Mai Phương, chủ tịch chi hội nhà văn Việt Nam tại Quảng Ninh đã cùng nhà văn Dương Hướng đi dự lễ nhận thưởng.
22 tác giả được vinh danh nhận kỷ niệm chương về Văn học
10 cuốn tiểu thuyết, 7 tập truyện ngắn và 5 tập thơ của các tác giả có tên dưới đây:
1. Nhà văn Dương Hướng; 2. Nhà văn Đào Thắng; 3 Nhà văn Ngô Ngọc Bội; 4 Nhà văn Nguyễn Khắc Trường; 5 Nhà văn Ma Văn Kháng; 6 Nhà văn Lê lựu; 7 Nhà văn Dương Duy Ngữ; 8 Nhà văn Trịnh Thanh Phong; 9 Nhà văn Hoàng Minh Tường; 10 Nhà văn Hữu Phương; 11 Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư; 12 Nhà văn Nguyễn Lập Em; 13 Nhà văn Trần Kim Trắc; 14 Nhà văn Trần Văn Thước; 15 Nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn; 16 Nhà văn Đoàn Ngọc Hà; 17 Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp; 18 Nhà thơ Hoàng Trần Cương; 19 Nhà thơ Nguyễn Thị Phước; 20 Nhà thơ Đỗ Thị Tấc; 21 Nhà thơ Phạm Công Trứ; 22 Nhà thơ Trần Quang Quý.

18 thg 4, 2011

Dương Hướng trả lời phỏng vấn


“Một tác phẩm văn học đích thực sẽ có giá trị trường tồn”
(Toquoc)- Nhà văn Dương Hướng nổi tiếng với tác phẩm “Bến không chồng” được tái bản hơn 10 lần, là một con số khá ấn tượng. Thế nhưng dường như thời của “Bến không chồng” đã không còn nữa mà gần đây, cuốn “Dưới chín tầng trời” của nhà văn lại được “tái bản” ở nhiều nhà in lậu…
Chia sẻ nỗi buồn của người cầm bút, nhà văn đã dành cho báo điện tử Tổ Quốc cuộc trò chuyện, đây cũng là những lời tâm sự chân thành cho Ngày hội đọc sách Việt Nam 2011 vào ngày 23/4 tới.

30 thg 3, 2011

Truyen ngan

Câu chuyện dưới đây cho thấy cái đẹp vĩnh cửu thành cổ điển của nhân loại bên cạnh cái đẹp chớm nở, như nụ hoa chúm chím của con người. Nó cứ nở lại tàn, quy luật cũng thành vĩnh cửu, khiến ta yêu cuộc sống biết bao.
Ông tỉnh dậy vào lúc nửa đêm, phía giường cô sinh viên có tiếng sột soạt, trong ánh sáng huyền ảo qua lớp sương mù, ông thấy cô sinh viên đang loay hoay trở mình. Ông chợt hiểu và vô cùng cảm thương, cô bé đang trải qua thời kỳ khó khăn của ngày thứ mười bốn trong chu kỳ kinh nguyệt. Buổi sáng cô bé trông tươi tắn thơ ngây là thế mà lúc này đây cô nằm co ro như con mèo hen, hơn ai hết ông bác sỹ biết rõ cô đang chịu đựng trạng thái sinh lý mà thôi. Bản năng sinh tồn biến ông bác sỹ trở thành một người thợ săn lành nghề, ông lẹ làng sang giường cô gái, ông nằm thẳng, nín thở, bất ngờ cô gái xoay người ôm chặt lấy ông. Thân hình ông bác sỹ to lớn thô ráp phủ gọn cô gái trong lòng, trông giống như mèo con nằm cuộn tròn trong tro ấm và bỗng nhiên ông cảm giác ngập tràn mùi hoa bưởi hoa chanh, vẳng nghe tiếng nước suối róc rách chảy xen lẫn tiếng rên hạnh phúc của người vợ trong đêm tân hôn…Trời bừng sáng rất nhanh, như không có gì xảy ra trong đêm, ông bác sỹ phải lay mãi bà vợ mới tỉnh dậy…

Tình yêu là mãi mãi
                                                 Truyện ngắn Nguyễn Văn Ngọc

          Trước ngày khởi hành chuyến du lịch năm nước châu Âu: Hà Lan, Đức, Bỉ, Pháp, Ý, công ty du lịch Hoàn Cầu tổ chức gặp mặt toàn đoàn để mọi người làm quen nhau. Cô C. là hướng dẫn viên chính, cô tóm tắt hành trình trong nửa tháng qua năm nước, đặc điểm phong tục tập quán của từng nước. Cô dặn dò mọi người mang theo áo ấm, bởi cuối mùa thu châu Âu nhiệt độ ngoài trời khoảng trên dưới 100C.

Ngày thơ Quảng Ninh

Sáng 29/3/2011 tại trụ sở hội văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh, đã tưng bừng diễn ra  ngày thơ Quảng Ninh lần thứ 24 và ngày thả thơ lên trời lần thứ nhất. Tới dự có nhà thơ Hữu Thỉnh, chủ tịch hội nhà văn Việt Nam- chủ tịch hội liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam, ông Hà Huy Hậu, thường trực tỉnh uỷ, phó chủ tịch tỉnh Quảng Ninh, nhà thơ Trần Đăng Khoa, giám đốc đài phát thanh VOVNews, bà Nguuyễn Thị Hồng Cường, nguyên phó chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Phạm Hồng Cẩm phó ban tuyên giáo tỉnh uỷ cùng toàn thể hội viên thơ trong tỉnh.
    Sau diễn văn khai mạc của đồng chí Phạm Ngọc Thành, phó chủ tịch hội VHNT tỉnh, tổng biên tập báo Hạ Long là lễ dâng hương tưởng nhớ vị hoàng đế Lê Thánh Tông dưới vách núi Truyền Đăng xưa, nơi người đã khắc bài thơ lưu truyền hậu thế .

Dưới đây mời bạn đọc xem một số hình ảnh của nhà báo
Phan Hằng, phóng viên báo Quảng Ninh. 

29 thg 3, 2011

Một dân tộc lớn bắt đầu từ trẻ nhỏ

Tháng tư năm ngoái, tôi có dịp thăm cháu học ở bên Nhật 2 tháng, ở thành phố Kitakyushu, tỉnh Fukuoka, phía nam Nhật Bản. Ban đầu nghĩ chỉ sang chơi, thư giãn, nhưng quan sát thấy nhiều chuyện đáng nói, lại thêm Trần Dũng ở nhà điện sang dục viết bài. Tôi đã mail về để 5 bài báo đăng trong nước, nội dung chủ yếu những chuyện sinh hoạt thường ngày của những người bình thường ở Nhật mà mình nhìn tận mắt, nó giống ở ta mà cũng thật khác ở ta. Sau thảm họa động đất, sóng thần hôm 11/3/2011, và nguy cơ thảm họa hạt nhân mới thấy tính cách Nhật rõ nét.

MÙA ĐÔNG GIÁ RÉT

Nguyễn Thị Hồng Ngát


Mùa đông giá rét
Sao lòng như có lửa ở trong
Đứng ngồi không yên
Ruột gan quặn thắt

13 thg 2, 2011

HOAN HÔ ÔNG MUBARAK

TRẦN KỲ TRUNG
Mới đầu, tôi vẫn tưởng ông sẽ ngoan cố, cố sức chống lại sức mạnh nhân dân, chống lại trào lưu dân chủ. Chẳng gì, với gần hai chục ngày nhân dân đấu tranh, biểu tình rầm rộ, ông vẫn cương quyết không nhượng bộ. Ông vẫn tin sức mạnh quân đội, họ sẽ đứng đằng sau để ủng hộ. Ông vẫn tin vào sự che chở của chính phủ Mỹ, mà ông là một đồng minh đáng tin cậy ở Trung Đông. Ông lại càng tin những Bộ trưởng trong chính phủ, một tay ông cất nhắc. Ông càng tin hơn nữa, gần ba mươi năm cầm quyền, với chế độ độc tài, quyền của ông là trên hết, ông có đầy đủ kinh nghiệm và bản lĩnh bóp chết mọi sự chống đối, nhất là chống đối của nhân dân,  từ trong trứng…

12 thg 2, 2011

Tổng thống Ai Cập từ chức

Trong một động thái bất ngờ, Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak đã chịu nhượng bộ trước sức ép của làn sóng biểu tình rầm rộ khi đồng ý từ chức và trao quyền điều hành đất nước cho quân đội.

9 thg 2, 2011

“Văn hoc Việt Nam đang phải trả giá”


Nhà phê bình Nguyễn Thanh Sơn

Trong một bài viết năm 2009 về hi vọng cho một giải thưởng lớn của văn học Việt Nam, nhà phê bình Vương Trí Nhàn đã viết “Tư duy về văn học ở ta còn loanh quanh ở mức như thế này, văn hóa nghề nghiệp ở những người viết còn dừng lại như thế kia, thì hi vọng làm gì cho mệt. Gần đây một vài người thích nêu ra những câu hỏi vui vui kiểu như bao giờ Việt Nam có những người đoạt giải Nobel văn chương.Tôi nghĩ câu trả lời không có gì khó khăn lắm: đại khái bao giờ người Việt có những phát minh khoa học lớn được cả thế giới áp dụng; hoặc có những nhà hóa học tìm ra những nguyên tố mới; hoặc gần gũi hơn, bao giờ bóng đá Việt Nam ở vào tốp 10 tốp 20 trong bảng xếp hạng bóng đá thế giới thì lúc ấy thơ văn tiểu thuyết chúng ta trước sau sẽ có Nobel”. Nếu nói như ông Vương Trí Nhàn, Việt Nam vừa có Ngô Bảo Châu đoạt giải Fields rồi, thì có lẽ đã đến lúc, chúng ta có cơ sở để hi vọng vào một giải Nobel văn học chăng?

4 thg 2, 2011

Khai Bút Đầu Xuân

Trong không khí náo nức mừng xuân, hội Vhnt tỉnh Quảng Ninh và báo Hạ long tổ chức gặp mặt khai bút tại trụ sở hội vào 9h Sáng mùng  2 tết Tân Mão. Tới dự có đ/c Vũ Ngọc Giao, trưởng ban tuyên giáo, đ/c Nguyễn Minh Hồng giám đốc sở thông tin truyền thông tỉnh cùng các văn nghệ sỹ có mặt đông đủ. Tân chủ tịch hội văn học nghệ thuật tỉnh Lê Toán chúc rượu các văn nghệ sỹ. Tổng biên tập báo hạ Long Phạm Thành giới thiệu đại diện các ban văn, thơ, nhạc, hoạ, nhiếp ảnh, sân khấu, múa…lên hái hoa bốc số may mắn và ký lưu bút. Ngoài hành lang có rượu vang bánh chưng, giò và giao lưu mừng tuổi cầu may…
Xin mời các bạn xem vài hình ảnh ngày khai bút đầu xuân.

Pham Thành, tổng biên tập báo Hạ Long





Cụ Như Mai tác giả Thi Sỹ Máy năm nay 88 tuổi
Nhà thơ Trần Nhuận Minh ngồi giữa đội mũ

Lê Cương, nghệ sỹ điêu khắc (đầu bốc) ký lưu bút

Thanh Nga ban văn bốc số may mắn


Hoạ sỹ Vũ Quý (đội mũ nồi) chúc rượu đồng nghiệp

Nghệ sỹ ưu tú Bằng Thái




1 thg 2, 2011

TET RAU

 Tôi tuổi kỷ sửu cầm tinh con trâu, đầu năm con hổ vừa rồi bị phen hú vía súyt bị anh hổ vồ. Chả là hồi tháng tư tôi bị cơn đau ngực bất ngờ (nghẽn động mạch vành) phải đi cấp cứu viện tim mach trung ương. Phó giáo sư, tiến sỹ tim mạch Nguyễn Quang Tuấn đặt cho một cái sten thông mạch, chi phí các khoản thuốc men tơi nay hết veo trăm triệu lại phải ăn kiêng mỡ bia rượu. Thật mừng hôm chủ nhật vừa qua đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ phó giáo sư tiến sỹ Nguyễn Quang Tuấn đo huyết áp bảo tương đương tiêu chuẩn phi công 127/75.
 Tết năm nay bà xã tuyên bố xanh rờn “Tết này là tết rau của ông. Việc đi chúc tết tôi lo. Cấm chỉ ông không được đi nhậu nhẹt rượu bia. Để thưc hiện tuyên ngôn của mình bà xã đã dày công chăm sóc vườn rau sạch và một nồi bánh chưng để tôi đón tết. Đầu năm mới xin khoe với các bạn vườn rau và nồi bánh chưng bà xã nhà tôi tự biên tự diễn.






28 thg 1, 2011

ĐÃ MẤT MỘT NGƯỜI TỬ TẾ HOÀNG NGỌC HIẾN

NGUYỄN THỊ MINH THÁI


Một: Ứng xử tử tế với văn chương…
Ông cũng là một người đàn ông giản dị đến không thể giản dị hơn của đời thường, là ông chồng luôn bị vợ cằn nhằn trách cứ với đầy yêu thương theo cách riêng của vợ ông - bà Tố Nga. Cũng chính ông, cả đời là ông bố quý hoá bậc nhất dễ chịu của hai cô con gái rượu Tố Hoa - Tố Mai, luôn gọi bố là “ông Hiến” với tình yêu dân chủ và sự hài hước trẻ trung mà ông vẫn cho rằng cần phải có ở đời để “luôn giã từ quá khứ một cách vui vẻ” như K.Marx từng nói.

6 thg 1, 2011

Nhà văn Nam Ninh với Kẻ bố thí



Nhà văn Nam Ninh, tên thật: Lê Ninh

Nơi sinh: Quỳnh Phụ Thái Bình. Đã ngoài sáu mươi, các cụ xưa đã lên lão. Lão viết chậm mà chắc. Lão bảo cứ phải có tác động mạnh từ bên ngoài thúc ép lão mới chịu viết. Thế mà loáng cái láo đã có được 4 tập truyện ngắn và một tập tiểu thuyết.