31 thg 12, 2010

CHÍ PHÈO hiện thân bản ngã Việt ?

Bài viết rất sắc, Dương Hướng xin phép lê Thiếu Nhơn và Đỗ Ngọc Yên được đưa về trang nhà
Nếu so sánh với các hình tượng văn học trước đó, Chí Phèo không giống các tướng lĩnh, các hiệp sĩ, các anh hùng hảo hán theo kiểu Lục Vân Tiên hay Từ Hải trong văn học cổ; các nho sĩ, thư sinh trong truyện nôm khuyết danh; hay các cậu ấm cô chiêu trong dòng văn học lãng mạn những năm đầu thế kỷ. Tất cả các hình tượng trên là sự minh họa cho những mẫu người sống theo những tôn chỉ chính trị và đạo đức nho giáo. Hay nói đúng hơn họ là những phương tiện để chở cái đạo theo quan niệm của nhà nho. Trong văn học đương đại Chí Phèo càng xa lạ với hình tượng những người cán bộ kháng chiến, cán bộ phong trào trong Tầm nhìn xa, Hãy đi xa hơn nữa... Những người chiến sĩ năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt; máu trộn bùn non, gan không núng, chí không mòn... Chí Phèo cũng không sống như một Dáng đứng Việt Nam, mà chỉ là một con người lừng lững đi giữa cuộc đời, không mong cầu, không oán trách, luôn luôn say mềm trong cái bản ngã vô can của chính mình.


CHÍ PHÈO hiện thân bản ngã Việt ?
           
ĐỖ NGỌC YÊN
Từ trước tới nay, con người luôn tìm kiếm những mẫu người lý tưởng bằng xương, bằng thịt, tồn tại trong đời sống thực để ký thác những giá trị tâm linh tiềm ẩn, những xung lực tâm lý sâu sắc, mà với những hoạt động thường nhật của nó không thể nào dung nạp được. Thay vì điều đó, nó đã sáng tạo ra các hình tượng chính trị, tôn giáo, đạo đức, văn học nghệ thuật... để thoả mãn cuồng vọng của mình. Trong các loại trên chỉ có hình tượng văn học nghệ thuật, do tính chất đặc thù của lĩnh vực hoạt động sáng tạo này, cùng với hình thức phản ánh của nó luôn gắn liền với các biểu tượng cảm tính, các dạng thức và hành vi mang tính trực giác về con người, sự vật nên nó tồn tại trong tính bản thể đích thực của nó như chính những con người bằng xương bằng thịt, có thể sờ mó được, còn những hình tượng thuộc các loại hình tư duy khác thường là những định đề có sẵn và mang tính áp đặt. Đấy chính là những nét phân biệt về bản chất của văn học nghệ thuật và các hoạt động tinh thần khác.

28 thg 12, 2010

Bạn Văn 10 của Bọ Lập

 Bài bạn văn 10 của bọ Lập viết về Phạm Ngọc Tiến rõ là tài và Tình. Dương Hướng xin tóm về trang nhà để 'Sửa" cho cái ông "Đái đường" một trận vì tội đang bệnh mà tập lái xe lại phi xuống tận Hạ Long và còn lao vào nhà hàng Nguyễn Võ chơi cả chai Remy Martin sương mù. May mà về tới Hà nội vẫn không bị công an tuyt còi.
Bạn Văn 10
Nguyễn Quang Lập
 Hôm nay nhận được cái message yêu cầu accept của thằng Phạm Ngọc Tiến, nó bảo mày xếp cho tao ngồi trên đầu thằng Nguyên nhé! Mình cười phì, nó cứ tưởng mình có thể sắp xếp được friends list, nhắn lại: ngu ơi, yahoo 360 không sắp được thứ tự friends list đâu. Nó nhắn: ok chấp nhận ngu lâu. Bỗng nhiên muốn viết về nó.

26 thg 12, 2010

Nguồn cơn thật bối rối

Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện rõ là tài, bái phục bái phục!!! bởi cái cảm của người trí thức rất sâu sắc- vừa kín đáo, vừa cô đơn, vừa bất lực trước thời cuộc nên tiến sỹ mới thốt được lên những lời về cái lạnh thấu xương của "ngọn gió Bấc..." từ phương Bắc đang tràn về trong những ngày này. Xin tiến sỹ đưa về trang nhà.

NGUỒN CƠN THẬT BỐI RỐI

Gió bấc (Bắc) đã tràn về. Khí lạnh cũng tràn về khắp nơi. Lạnh thấu vào tận xương tận tủy rồi. Không cưỡng lại được. Gió bấc từ phương Bắc đã thổi ngày một mạnh, bắt đầu từ 10h sáng qua mà không có gì có thể chống đỡ được. Nhớ đến bài thơ này của La - Phông ten, với bản dịch của Tân Nam tử Nguyễn Văn Vĩnh.
Ôi! gió bấc đã tràn về
Nguồn cơn thật bối rối! 
(Nguyễn Xuân Diện)

25 thg 12, 2010

MÓN QUÀ NÔ EN



Bến không chồng

Xin được nói luôn rằng, khi đặt tiêu đề cho bài viết này, tôi không hề có ý định “ăn cắp” ý tưởng của nhà văn Dương Hướng. Bởi lẽ, trong tác phẩm cùng tên của nhà văn là hành trình gập ghềnh, đầy bi kịch xót xa và đau đớn của những thân phận đi tìm hạnh phúc cho riêng mình thời hậu chiến. Còn ở đây - nơi tôi đến thăm - Trang trại bò sữa của Cựu Thanh niên xung phong Thanh Hóa đang trở thành một bến đỗ yên bình thực sự cho cuộc đời còn lại của những cựu TNXP xứ Thanh.
Chị Phiên trong công việc thường ngày ở trang trại
Những kiếp “nón không quai”
Tôi gặp lại chị sau 4 năm như một sự tình cờ trong muôn vàn sự tình cờ khác của cuộc đời này. Chị vẫn vậy, dáng đi luôn cắm đầu về phía trước, khiến tôi đã có cảm giác chị luôn tất bật - tất bật đến khốn khổ. Nụ cười hiếm hoi ở tuổi 65 làm các nếp nhăn trên khuôn mặt đen đúa xô vào nhau...

24 thg 12, 2010

23 thg 12, 2010

CU VINH

Dương Hướng yêu quý cả hai người và thật khoái khi tóm được bài này và đưa ngay về nhà đọc nghe sướng.

 

CU VINH NÓI XẤU VĂN CÔNG HÙNG

Nhà văn Nguyễn Quang Vinh, "quê" danh là Bọ Vinh giờ là Cu Vinh đang mở một chiến dịch nói xấu đồng nghiệp trên blog của y. Y đã nói xấu được dăm bảy người, trong đó có VCH. Lối nói xấu cũng lạ, không giống ai và không sợ ai, là... NÓI XẤU TRƯỚC MẶT. Có thể đấy là một cách bày tỏ khí phách của nhà văn, ý rằng ta đây nói xấu đàng hoàng, ta đây thượng mã... phong. Mình lưỡng lự mãi, nhưng giờ thì thu hết can đảm cop về đây nhờ bà con xem xét hộ, có gì chửi y hộ một tiếng...

22 thg 12, 2010

Cuộc thi tiểu thuyết lần thứ 3 đã được trang trọng trao giải

Hữu Thỉnh: “Với các cuộc thi tiểu thuyết, tư duy phát triển văn học trở nên có đường nét hơn”
Sáng 21 – 12 – 2010, tại Trụ sở Hội, Cuộc thi Tiểu thuyết lần thứ 3 (2006 – 2010) đã làm lễ Tổng kết, trao Giải thưởng giữa sự chứng kiến của các nhà văn, các cơ quan báo chí và công chúng yêu văn học.

Mario Vargas Llosa. Diễn từ Nobel

 Vinh Danh việc đọc văn chương
 Phạm Nguyên Trường
Những người còn nghi ngờ rằng văn chương không chỉ đưa chúng ta chìm vào giấc mơ của cái đẹp và hạnh phúc mà còn cảnh báo cho chúng ta về tất cả những hình thức áp bức, hãy tự hỏi mình vì sao tất cả các chế độ cố tình kiểm soát hành vi của các công dân từ lúc còn nằm nôi cho đến khi chết đều sợ tự do đến mức phải thiết lập hệ thống kiểm duyệt và phải theo dõi các nhà văn có tư tưởng độc lập một cách kĩ lưỡng đến như thế? Họ làm như thế vì biết rằng nếu để cho trí tưởng tượng tự do lang thang trên những trang sách thì họ sẽ gặp nguy hiểm đến mức nào, họ hiểu rằng khi người đọc so sánh cái tự do được thể hiện trong đó, so sánh cái tự do đủ sức làm cho trí tưởng tượng trở thành khả dĩ với chính sách ngu dân và sự sợ hãi đang đứng đợi ngoài đời thì trí tưởng tượng sẽ trở thành lực lượng dễ bùng nổ đến mức nào.

21 thg 12, 2010

Hội văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh có chủ tịch mới


Sáng nay 21/12/ 2010 BCHHVHNT tỉnh Quảng Ninh họp thông qua báo cáo tổng kết công tác năm 2010 và bầu chủ tich mới. Tới dự có đồng chí Lê Bích Hường trưởng ban tổ chức tỉnh uỷ đọc quyết định giới thiệu đồng chí Lê Toán, phó ban tuyên giáo tỉnh uỷ để BCH hội VHNT tỉnh bầu chức chủ tịch hội thay đồng chí Phạm Hồng Cẩm chuyển công tác khác. Kết quả 100% UVCH nhất trí bằng hình thức biểu quyết bầu đồng chí Lê Toán làm chủ tịch. Quá trình công tác của đồng chí Lê Toán đã từng gĩư chức tồng biên tập báo Quảng Ninh- Giám đốc sở văn Hoá và hiện đang là phó ban tuyên giáo tỉnh uỷ.

                  
    Đồng chí Lê Thị Bích Hường đọc quyết định giới thiệu Đ/C Lê Toán
Đồng chí Phạm Hồng Cẩm chúc mừng đồng chí Lê Toán

20 thg 12, 2010

SẾP VÀ CÂY LỘC VỪNG CỔ THỤ


Ảnh minh hoạ
SẾP VÀ CÂY LỘC VỪNG CỔ THỤ 61 NĂM, 8 THÁNG,7 NGÀY TUỔI 

               TRUYỆNNGẮNCỦATRẦNCHIỂU                Sếp là một chuyên gia kinh tế sắc sảo,đã tích tụ được khá nhiều kinh nghiệm trong các cuộc thanh tra và khui ra không ít sai phạm nghiêm trọng, buộc nhiều"phỉ than" phải điêu đứng, có tên vào nhà đá ngồi bóc lịch. Đi đĩ chín phương cũng phải để một phương lấy chồng.

19 thg 12, 2010

Dưới ánh pháo hoa

TÂY THI: Tranh minh hoạ
 DƯỚI ÁNH PHÁO HOA
Truyện ngắn của Dương Hướng
Mấy năm nay tết đến, từ giữa tháng chạp trên con đường xi măng thẳng tắp từ bưu điện trung tâm thành phố chạy dọc dưới chân Ba Đèo, người ta đã ngăn lại chia ô để làm chợ hoa ngày tết. Từ các dãy nhà ven chân núi Ba Đèo thuộc khu phố tôi nhìn xuống cứ rực lên như một rừng hoa đủ mầu sắc từ khắp mọi miền mang tới. Đào tím Nhật Tân, mai vàng Sài Gòn, dơn, ly, phong lan tím tía trắng hồng đủ loại. Lô hàng cây cảnh cam quất núc nỉu những chùm quả vàng rực. Chợ hoa ngày tết rõ phong phú, phục vụ mọi đối tượng sang hèn. Tiền nào hoa ấy, thượng vàng hạ cám. Có những chậu hoa lan hồ điệp tới vài ba triệu, lại có những bó hoa cỏ chỉ dăm ba chục ngàn. Khách mua bán tấp nập suốt từ sáng sớm tới đêm khuya.  

17 thg 12, 2010

Nếu cho phép tôi bầu Tổng Bí thư

Nhà văn Trần Kỳ Trung
Sắp đến Đại Hội Đảng, là một người dân, người dân bình thường, sẽ chẳng bao giờ tôi được ngồi với tư cách là đại biểu trong Đại Hội Đảng. Nhưng, nếu có ai hỏi, giả sử ạnh là đại biểu dự Đại hội Đảng, được phép bầu Tổng bí thư Đảng, anh sẽ bầu theo tiêu chí nào?
Tôi không cần đắn đo, suy nghĩ nhiều, trả lời ngay:

16 thg 12, 2010

SỰ BIẾN DẠNG TÂM LÝ XÃ HỘI

Bài phân tích tuyệt vời
Sự biến dạng tâm lý xã hội dưới tác động của tham nhũng
Đăng bởi bvnpost on 13/12/2010
Nguyễn Trần Bạt
Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult Group
Trong đời sống hàng ngày của con người, tâm lý – trạng thái cảm hứng của con người khi hành động – đóng một vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, tâm lý là một đối tượng rất dễ bị ảnh hưởng hay nói cách khác, rất nhiều yếu tố có thể tác động tới tâm lý; trong trường hợp những thay đổi tâm lý diễn ra theo chiều hướng tiêu cực, người ta sẽ mô tả chúng như là sự biến dạng tâm lý.

Giải thưởng hội nhà văn

Sáng nay vào trang Nguyến Xuân Diện tóm được tin này đưa về đây để các bạn cùng hưởng niềm vui đón chào!1!
A ! ĐÂY RỒI! GIẢI THƯỞNG HỘI NHÀ VĂN
Kết quả cuộc thi tiểu thuyết lần thứ ba (2006 – 2010) của Hội Nhà văn Việt Nam
Chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội

13 thg 12, 2010

Bảo Ninh: Công chức mẫn cán trong cõi mộng

Tác giả: Hoàng Hường
Bài đã được xuất bản.: 13/12/2010 06:00 GMT+7
Người ta tin Bảo Ninh sẽ lại viết sách về chiến tranh. Đó mới chính là miền sáng tác luôn bảng lảng trong suốt cuộc đời ông. Nỗi buồn chiến tranh đã "vắt" biết bao nỗi đau, "chiết xuất" ra những câu chữ u uẩn, nhưng vẫn chưa hết.

12 thg 12, 2010

ÔNG MỘT MÌNH

Dương Hướng
Có ai hỏi về ông, tôi rất đỗi tự hào thưa rằng: Ông, một kẻ đa tình và “đẹp như ánh trăng”(1). Ông khát vọng tự do đến tuyệt đối- bản lĩnh, trung thực đến tận cùng. Ông rất giàu sang về kiến thức- Yêu đắm đuối đến cuồng si, sống giản dị đến tềnh toàng. Và, cũng cô đơn đến cùng cực...

Lý Biên Cương thăm thẳm đường đời

Dương Hướng
Văn là đời, câu nói đó rất đúng với cuộc đời và văn chương sự nghiệp của nhà văn Lý Biên Cương. Hãy đọc tên các tác phẩm (những đứa con tinh thần) của ông ta cảm nhận như thể số trời đã định. Âm vang của ngôn từ nghĩa ngữ cứ bám riết vào từng đoạn đường đời thăm thẳm nỗi gian truân của ông. Nó vận vào ông, hay ông vận vào nó?

Giai Tử trái tim đau đáu nỗi buồn

Dương Hướng
Thế hệ 8x (1984) tên khai sinh là Nguyễn Duy Hùng hiện đang sống ở phường Bắc Sơn thị xã Uông Bí. Năm 2004 vừa được vào làm viêc tại công ty than Uông Bí được một tháng thì chẳng may bị tai nạn giao thông phải nằm liệt giường không được hưởng chế độ đãi ngộ gì. Có lẽ do hoàn cảnh đặc biệt rủi ro đến với mình giữa tuổi đời còn trai trẻ đang tràn đầy sức sống cộng với niềm đam mê văn học đã đưa chàng trai Giai Tử đến với văn chương mà có lẽ chính bản thân cháu cũng không ngờ tới.

Vài cảm nhận khi đọc tiểu thuyết “Hư Thực” của Phùng Văn Khai

                                                                              Dương Hướng
“Hư Thực” là cuốn tiểu thuyết đầu tay của nhà văn Phùng Văn Khai, nhà xuất bản Hội Nhà Văn cấp giấy phép đã ra mắt bạn đọc như đón chào năm mới 2009. Tôi có vài nhận xét theo góc độ của người sáng tác khi đọc tiểu thuyết “Hư thực.
 

Tạ Kim Hùng suốt đời đi tìm công lý

Dương Hướng

Nhà văn Tạ Kim Hùng quê Thái Bình, ra công tác tại Quảng Ninh từ những năm.1959. Ông viết văn xuôi và ứng khẩu thơ "châm" rất nhanh. Trước bàn trà, hay ngồi trên xe ông thường bất ngờ đọc lau làu những vần thơ vui làm mọi người cười sảng khoái: Ở đời sướng nhất phó thường dân / Quyền chức không mơ gái chẳng cần / cửa cao nhà rộng không màng tới / xuất ngoại buôn ba chẳng đến lần / Gặp bạn khề khà chung rượu nhạt / cuộc đời sướng nhất phó thường dân...

Tràn Chiểu đời báo đời văn

Dương Hướng
Đã qua mấy chục năm, ngôi nhà của Trần Ông vẫn kiêu hãnh chênh vênh trên sườn đồi dựng đứng thuộc phường Cao Xanh từ cái thời còn “bao cầp”, toàn dân khốn khó đủ đường. Tôi nhìn cái dáng ông cao to lừng lững như Tây, tay dắt xe đạp, vai đeo túi dết, ông lóc cóc leo lên cái lối ngõ dốc đứng lưng chừng giời để đi về ngôi nhà của mình khuya sớm...

7 thg 12, 2010

Câu Sương Điếm Cỏ

Cám ơn nhà phê bình Lại nguyên Ân và nhà thơ Trần Nhương đã giới thiệu một thiên truyện của Lưu Trong Lư tôi đọc thấy xúc động và xin phép hai bác đưa về trang "Bến không chồng" cho con cháu và bạn bè đọc. (Dương Hướng)

Thiên truyện Câu Sương Điếm Cỏ dưới đây của Lưu Trọng Lư, viết từ trên 70 năm trước, đọc lại vẫn nghe như chuyện mới đây, kể về tình cảnh những người nghèo, khi mưa lũ chà đi sát lại suốt một dải đất miền Trung. Nhân giới thiệu truyện này, xin lưu ý rằng trước 1945, Lưu Trọng Lư đã viết ra in ra trên 30 cuốn truyện, tức là gấp hàng chục lần số lượng trang thơ ông đã viết. Tôi đoan chắc những tác phẩm ấy không hề non kém, chỉ có điều chúng xuất hiện ở thời mà bên cạnh Lưu Trọng Lư lại có khá nhiều những tài năng nổi bật hơn, cỡ như Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, v.v… Nhưng điều đáng nói hơn lại là sự tắc trách của nền nghiên cứu và nền xuất bản của ta. Đối với tên tuổi Lưu Trọng Lư, mọi quan tâm của chúng ta chỉ dừng lại ở sáng tác thơ, thậm chí chỉ dừng lại ở một bài Tiếng Thu!  Chính sự lười nhác, tắc tránh của các giới nghiên cứu và xuất bản đã khiến nhiều tác phẩm bị rơi vào quên lãng một cách oan uổng. Trong di sản văn chương người Việt trước 1945, tôi tin còn có khá nhiều tác phẩm khá nhưng lại bị quên lãng, như thiên truyện này của Lưu Trọng Lư.
LẠI NGUYÊN ÂN

@@@@@@


CẦU SƯƠNG ĐIẾM CỎ
Truyện của LƯU TRỌNG LƯ

Trời mưa như trút, đã ba hôm… Nước sông Gianh lên mạnh quá. Những đồng lúa xanh đều khoả ngập và đỏ ngầu… Một vùng nước mênh mông, chỉ để lòi lúp xúp một đôi chòm nhà, và xa xa một vài đồi núi trơ trụi… Bên những cây đa vững chãi dưới chân núi, cột chặt năm bảy chiếc thuyền câu. Trời tối sẩm gần như ban đêm… Giữ những làn mây đục và thấp, thưa thớt bóng vài con cò trắng bay rời rạc, biết cơn nguy biến sắp đến, lướt gió tìm chốn chân trời yên tĩnh…

6 thg 12, 2010

Luận văn thạc sỹ của Đặng Thị Tuyết

Trang "Bến không chồng" đã đăng hai luận văn của Phạm Giang và Minh Huyền, nay trân trọng giới thiệu thêm luận văn thạc sỹ của bạn Đặng Thị Tuyết cùng về ba tác phẩm tiểu thuyết Bến không chồng, Trần gian người đời và Dưới chín tầng trời của Dương Hướng để các bạn tham khảo.

A. PHẦN MỞ ĐẦU.
1. Lý do chọn đề tài.
Thuộc số các nhà văn xuất hiện và trưởng thành từ phong trào văn nghệ quần chúng, Dương Hướng đến với nghiệp văn khá muộn nhưng đã kịp để lại cho đời những tác phẩm được bạn đọc yêu thích. Đó là cái tài và cũng là cái duyên của người cầm bút.

4 thg 12, 2010

Từ Bến không chồng đến Dưới chín tầng trời

Giáo sư Phong Lê

Bến không chồng(1) - Giải thưởng Hội nhà văn năm 1991 đưa nhanh Dương Hướng lên một vị trí cao trong thành tựu văn học Đổi mới. Không thuộc đội ngũ "tiền trạm" xuất hiện từ đầu những năm 80 như Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Mạnh Tuấn (sinh năm 1948) - người cùng thế hệ với anh (sinh 1949), đến tuổi 40 mới bắt đầu trình làng với tập truyện ngắn Gót son (1989), thế mà chỉ 2 năm sau, Dương Hướng bỗng trở thành một "tên tuổi" với Bến không chồng, góp mặt cùng Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh làm nên một bộ ba sáng giá trong văn học mở đầu thập niên 90, năm năm sau khởi động của công cuộc Đổi mới.

Người đàn ông ở Bến Không Chồng

Người đàn ông ở Bến Không Chồng

 [Vào lúc : 09:55 - 21/07/2010 | Chuyện mục : Tư liệu văn nghệ sĩ] Tình cờ tôi vào trang lethieunhon.com thấy có bài viết về mình, liền đưa về nhà làm kỷ niệm. Dương Hướng Cám ơn Phùng văn Khai và Lê thiếu Nhơn.

Cuộc đời Dương Hướng cũng lạ thường và thú vị như chính những trang văn của ông. Lứa tuổi ông, ai cũng chả có một tuổi thơ dữ dội trong chiến tranh và nghèo đói. Làng Đông - Thái Liên - Thái Thuỵ - Thái Bình hẳn còn hằn vết chân cậu bé Hướng cần cù, ít nói nhưng học giỏi.

DƯỚI CHÍN TẦNG TRỜI - Bài thơ hai tác giả

DƯỚI CHÍN TẦNG TRỜI

Thơ châm của TRỌNG BẢO và NGUYỄN ĐỨC THIỆN

Bữa trước lạc vào nhà bác Dương Hướng, người có tiểu thuyết BẾN KHÔNG CHỒNG nổi tiếng một thời, nay lại có thêm tiểu thuyết DƯỚI CHÍN TẦNG TRỜI, xôn xao không kém. Cuốn trước nổi tiếng vì được giải. Cuốn này thi nổi tiếng bằng con đường khác. Nó nằm giữa gianh giới "được phát hành" hay "không được phát hành".

Dương Hướng người ghi mốc son

Dương Hướng người ghi mốc son cho văn học Việt Nam thời đổi mới

Nguyễn Duy Liễm

Đã ngót hai mươi năm Tiểu thuyết Bến Không Chồng của nhà văn Dương Hướng ra đời, vậy mà tới nay giá trị đích thực của nó vẫn là một cái mốc sừng sững! (tái bản 11 lần, dịch ra tiếng pháp tiếng ý)
Muốn thấy được giá trị ấy... buộc chúng ta phải nhìn nhận lại hiện thực bối cảnh quá khứ.

Thư ngỏ của Nguyễn Duy Liễm

Thư ngỏ gửi nhà thơ Hữu Thỉnh Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam

Cẩm Phả 29/8/ 2008

Anh Hữu Thỉnh kính mến !
Xin cảm ơn sự quan tâm cả tình cảm lẫn sự đánh giá của anh về bài bút kí: "Những người đồng đội" mà anh đã dành cho Liêm.

Day dứt nỗi đau chiến tranh

       Phan Hằng

Viết nhiều đề tài, trong đó, nhà văn Dương Hướng dành nhiều tâm huyết của mình cho những trang viết về chiến tranh. Tôi đọc truyện ngắn Hương hoa gạo, một trong những câu chuyện viết về đề tài ấy đã lâu, vậy mà trong lòng vẫn còn lại nỗi day dứt không nguôi.

Văn Thịnh Tặng Dương Hướng

 Tặng “Ông Bến Không Chồng
Bên Bến không chồng
ta thương Người đàn bà trên bãi tắm
Bao ngày qua chị thả Gót son
Dưới chín tầng trời thao thiết

Cách nhìn của Dương Hướng

Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến

Nếu như tiểu thuyết trước hết là cốt truyện thì tác phẩm này thừa sức hấp dẫn. Vì cốt truyện rất ly kỳ, nhiều tuyến nhân vật quan hệ éo le, số phận ba chìm bảy nổi…, nhiều tuyến hành động diễn ra các miền Trung, Nam, Bắc, có xóm làng và thành phố, có chiến trường, ác liệt ở miền Nam và sinh hoạt nhộn nhạo, rối ren vùng biên giới phía Bắc…

SAU “BẾN KHÔNG CHỒNG" của ”DƯƠNG HƯỚNG

Trần Thị Phương Thảo
Cùng với Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và Thân phận tình yêu của Bảo Ninh, Bến không chồng của Dương Hướng là một trong ba tác phẩm nhận Giải thưởng Hội nhà văn năm 1991; một Giải thưởng sáng giá, ghi nhận thành tựu văn học Việt Nam sau 5 năm Đổi mới.

Tặng Dương Hướng

  1. Trương Thiếu Huyền
Ông Dương Hướng từ "làng Đoài"
Tòng quân đánh giặc miệt mài Quảng Nam
Hòa bình ông được làm quan (hải quan)
(Làm quan chẳng thấy ông ham)
Ông ham đem chuyện làng mình kể chơi
Từ "bến" sông đến "tầng trời"

Đầu xuân gặp gỡ Nhà văn Dương Hướng

ĐẦU XUÂN TRÒ CHUYỆN VỚI
NHÀ VĂN DƯƠNG HƯỚNG
    Quốc Huấn
        Sau “Bến không chồng”, cuốn tiểu thuyết đã đoạt Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1991, Dương Hướng gần như “im hơi lặng tiếng…Cho đến cuối năm 2007, mới lại cho ra mắt bạn đọc tác phẩm mới “Dưới chín tầng trời”, một cuốn sách được dự đoán có thể là “sự kiện nóng” của Văn học Việt Nam năm qua…         
        - Xin chúc mừng anh vừa hoàn thành cuốn tiểu thuyết mới nhất: "Dưới chín tầng trời". Vậy là "đứa con" mà anh "thai nghén" bao năm ròng đã được sinh ra...Tết này chắc anh vui và thấy thoải mái, nhẹ nhõm lắm, phải không?     

Người dám "Đùa với áo cơm"

Nhà văn Dương Hướng – tác giả “Bến không chồng” Người dám đùa với áo cơm
Thiên An
Dương Hướng gây cảm giác ông rất khoái...điếu cày, nhưng hoá ra lại biết dùng laptop - thứ “đạo cụ” ít khi thấy xuất hiện trong các bức chân dung “nhà văn tỉnh lẻ”. Dương Hướng dễ bị hiểu là người chuyên bị “áo cơm đùa”, ai dè lại là kẻ (không ít bận) dám “đùa với áo cơm”.

Bi kịch lạc quan

BI KỊCH LẠC QUAN
 TRONG "DƯỚI CHÍN TẦNG TRỜI"

Bùi Việt Thắng

  Tôi cứ hình dung khi viết tiểu thuyết Bến không chồng (xuất bản 1990, Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1991) Dương hướng giống như một ông chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp cấp cao thời bao cấp -

Một vài nhận xét vui vui

Mắt kém rồi

 Có vài nhời với Trọng Bao, Dương Hướng tôi vào tuổi u60 mươi rồi mắt mũi kèm nhèm làm nghề gì bây giờ cũng chẳng ăn nhằm chi. Nhưng dù sao cũng pót bài này lên cho bạn cùng vui he...he...

Chan dung nhà văn


Chân dung Dương Hướng
CÓ MỘT NHÀ VĂN KHÔNG BIẾT TIÊU TIỀN
Đỗ Tiến Thuỵ

Những năm cuối thập kỷ 80 thế kỷ trước, đất nước đang ở đỉnh điểm của sự khủng hoảng kinh tế, nhà nhà thiếu đói chạy miếng ăn đến bở hơi tai. Giáo viên sau giờ dạy trùm khăn kín mặt ra chợ bán rau. Sỹ quan quân đội nghỉ hưu mang bơm ra đứng đầu đường. Nông dân tất tưởi khoai sắn đắp đổi qua ngày… Cả nước nhuốm màu suy dinh dưỡng xanh xao vàng vọt.

GẶP ÔNG “BẾN KHÔNG CHỒNG” Ở TÂY NGUYÊN

Văn Công Hùng
Phải đến khi được Tạp chí Văn Nghệ Quân đội mời đi dự trại sáng tác vào hồi tháng 4 vừa rồi tổ chức tại Binh đoàn 15 (thành phố Pleiku và Quy Nhơn) tôi mới được gặp nhà văn Dương Hướng. Biết là ông cũng sẽ dự trại này, tôi háo hức chờ.

Hãy cứ để cuốn sách bước ra cuộc đời của nó

Dương Hướng trả lời phỏng vấn Báo Lao động
Sau 15 năm im lặng, Nhà văn Dương Hướng, tác giả "Bến không chồng" chuẩn bị tung ra cuốn tiểu thuyết mới với nhan đề "Dưới chín tầng trời". Một cuốn sách mà khi vừa cầm bản thảo trên tay, hội đồng thẩm định của một nhà xuất bản uy tín đã không ngần ngại tuyên bố: Đây sẽ là sự kiện "hot" nhất của đời sống văn xuôi Việt Nam năm 2007

15 năm thai nghén Dưới chín tầng trời

Báo Người lao động phỏng vấn nhà văn Dương Hướng nhân tiểu thuyết mới nhất Dưới chín tầng trời của nhà văn do Nhà Xuất bản Hội Nhà văn ấn hành, dự kiến sẽ ra mắt độc giả vào trung tuần tháng 11 này

- Phóng viên: Sau thành công với tác phẩm Bến không chồng, cái tên Dương Hướng trong làng văn khá im ắng suốt 15 năm qua. Trong chừng ấy thời gian, ông đã làm gì?

Bức tranh hiện thực hoành tráng

"DƯỚI CHÍN TẦNG TRỜI"
BỨC TRANH HIỆN THỰC HOÀNH TRÁN
Hữu Tuân
   
Sau tiểu thuyết “Bến không chồng” nhận giải thưởng hội nhà văn Việt Nam, Dương Hướng im hơi lặng tiếng khá lâu, nay bỗng bất ngờ cho ra mắt độc giả tập tiểu thuyết có cái tên đầy ấn tượng “Dưới chín tầng trời” thật  Hoành tráng- Hoành tráng không chỉ ở độ dày tác phẩm. 

Bến khách

Truyện ngắn
DƯƠNG HƯỚNG
Trưa hè oi nồng. Gian quán liêu xiêu bên bến Vạn Gia. Tiếng nhạc sến từ nhà hàng karaoke đầu bến nghe não lòng. Gương mặt Chiều héo hắt khi nhìn người đàn bà bất ngờ xuất hiện trước cửa. Người đàn ông đang ngồi bên Chiều trong quán hàng ngỡ ngàng nhận ra vẻ hốt hoảng của Chiều.

KHOẢNG TRỜI RIÊNG

Truyện ngắn 
Dương Hướng 
Cánh cửa xe bật mở, từ trong xe bước ra một nhà sư nữ áo chùng thâm, đầu vấn khăn nâu, chân đi guốc quai tím lịm, lộ đôi chân son hồng với dáng vẻ kiêu sa.
- Cụ Dinh ơi ời! Có khách! Có khách!

Hương hoa gạo

Tuyện ngắn
Dương Hướng
Chúng nó vẫn chưa về!
Cả bốn đứa, hết chiến tranh là chúng nó biến mất tăm mất tích. Má Sâm cầm chiếc ghế nhỏ ra sân ngồi. Má vẫn thường ngồi thế khi mọi  công việc trong nhà đã chu tất. Trăng sáng quá. Ánh trăng bao trùm khắp thế gian và tràn đầy cả mảnh sân nhà má.

Dì Sa

Truện ngắn
Dương Hướng
"Anh chị về ngay, mẹ em bàn chuyện rất cần! Ký tên Nguyễn Thị Mong". Đọc đi đọc lại nội dung bức điện trong đầu tôi nảy ra không biết bao nhiêu câu hỏi. Chuyện vui buồn gì đã xẩy ra với dì tôi. Dì Sa đã cho em Mong gọi điện ắt phải là chuỵên hệ trọng.

Đêm trăng

Truyện ngắn
Dương HướngNhững cánh hoa bông bụt đỏ thắm dưới nắng. "con bồ câu nhỏ" của ông đại uý giờ này vẫn chưa về, bà Cầm đứng bên giậu bông bụt ngong ngóng từ nâu mà vẫn chưa nghe tiếng cô gái hát. Con bé đến là xinh, hát hay lại hiền dịu như con bồ câu non. bà Cầm ngấp nghến nhìn quanh giậu bông bụt tìm bóng dáng cô gái.

Người đàn bà trên bãi tắm

Truyện ngắn
 Dương Hướng
Tôi bàng hoàng khi gặp lại Thao. Thao đang đi dưới hàng phi lao với người đàn ông có phong cách lịch lãm sang trọng kiểu quan chức, nước da trắng hồng với khuôn mặt béo phị. Tôi tin ông ta là người no đủ mãn nguyện trên mọi phương diện vật chất lẫn tinh thần. Vừa nhận ra tôi, ánh sáng trên gương mặt Thao chợt bừng lên rồi tắt ngấm. Thao chỉ dám ngừng lại một phút để hỏi thăm tôi đang ở đâu.

Giếng trong


GIẾNG TRONG

Truyện ngắn
Dương Hướng
Kịch bản mới của tôi được công diễn tối đầu tiên tại nhà hát thành phố, đạo diễn Nguyễn Hà đích thân cho xe đến tận nhà đón tôi. Ông bảo :"Hôm nay cậu phải đến nhận mặt đứa con tinh thần của cậu ". Tôi tự bảo :"Liệu đứa con nó có chửi thẳng vào mặt thằng bố nhu nhược như tôi ". Nguyễn Hà cười xí xoá, ông thừa biết nếu ông không hạ cố đến đón, chưa chắc tôi đã đi.

Người mắc bệnh tâm thần

 Truyện ngắn
Dương Hướng
I
Đang tuổi ăn tuổi ngủ, nên sáng nào Biên cũng phải để bố gọi ơi ới như gọi đò. Sáng nay bố chỉ véo nhẹ một cái Biên đã bật dậy. Không hiểu bố dậy từ khi nào mà nhà cửa sạch bong, mọi thứ đều ngăn nắp ngọn gàng. Biên lập cập ra bể nước rửa mặt, vô tình đánh rơi cái gáo múc nước bằng vỏ quả dừa lăn cồng cộc trên sân. - Rõ hậu đậu, vô ý vô tứ ! - Bố khẽ mắng - Anh chị cả mày đêm qua lạ nhà khó ngủ…..
Bố đã vặt trụi lông chú gà trống thiến để sẵn trên thớt. Hai bố con Biên lặng lẽ sắm bữa cơm sáng.

Quãng đời còn lại

 Truyện ngắn: Dương Hướng
Ngôi nhà nhỏ của chị Lâm nằm thia lia ra cánh đồng, cách biệt khỏi cái làng Đông trù phú bởi một khoảng ao rộng của hợp tác, thành thử trông nó cứ lẻ loi đơn độc.
Từ ngày thằng Nam nhập ngũ, chị Lâm thấy nhà mình vắng lặng hẳn. Tối đến chị đóng cửa, tắt đèn, đi ngủ sớm. Giấc ngủ đến với chị cứ chập chờn. Đêm chị thường bất chợt thức giấc. Việc nấu nướng ăn uống của chị cũng thất thường, đôi khi nấu một bữa, ăn hai bữa.

1 thg 12, 2010

Hoà giải giữa thầy và trò


 Đây là bài viết hay về giáo dục, xin phép Nguyễn Hoàng Đức và Lê Thiếu Nhơn đưa về cho nhiều bạn bè đọc thưởng thức

[Vào lúc : 09:07 - 29/11/2010 | Chuyện mục : Ý kiến - đối thoại]
Làm sao lại hòa giải giữa thầy với trò? Hòa giải có nghĩa là người ta phải ngang ngửa kẻ tám lạng người nửa cân thì mới gọi là hòa giả chứ. Còn chênh lệch nhau tuyệt đối thầy như đầu tầu, trò như toa tầu , đầu tầu phăng phăng kéo toa tầu đi, thì sao có thể gọi là hòa giải. Nhưng ở đời, người cha và người mẹ vẫn thường nói với con, cha mẹ muốn làm bạn cùng con. Làm bạn để làm gì? Nếu người cha chơi bi hay người mẹ chơi chuyền với con, thì phải hạ mình xuống làm bạn thì mới được chơi chung chứ. Hơn thế chỉ khi con cái coi cha mẹ như bạn (tương đối) thì chúng mới có thể tâm sự cùng, chẳng hạn con gái lần đầu bước lên tuổi dậy thì, thấy những biểu hiện khác lạ của cơ thể đã hỏi mẹ chỉ bảo cho. Nếu con cái luôn khép nép sợ hãi coi cha mẹ như phán quan thì chẳng bao giờ dám tâm sự cả.

 HÒA GIẢI GIỮA THẦY VÀ TRÒ

NGUYỄN HOÀNG ĐỨC

Không ai khác chính Chúa Jesus đã thực hiện điều đó, Ngài gọi các môn đệ là anh em. Ngài còn rửa chân cho các môn đệ, và bảo “các con hãy rửa chân cho anh em mình giống như thầy đã rửa chân cho các con”. Rửa chân cho người khác, đó là biểu hiện của sự hạ mình hết cỡ, vậy mà Chúa Jesus đã rửa chân cho môn đệ bằng một nghi thức hẳn hoi, làm thế để chính thức nêu gương rằng : mọi người hãy biết hạ mình để tôn trọng nhau. Không chỉ bằng hành động, Chúa Jesus còn chính thức tuyên ngôn bằng lời: “Trò không hơn thầy, nhưng ai làm tròn bổn phận của mình thì sẽ được như thầy”. Đó là cách tuyên xưng về chức năng và bổn phận. Trong một cỗ máy, dù là chiếc xe đạp hay máy bay, chỉ một cái ốc long ra có thể gây tai nạn thảm khốc. Vậy thì khi cái ốc ở nguyên vị trí của mình, nó đã đồng đẳng với cả chiếc máy bay. Một cái cây, chỉ có một gốc nhưng có muôn triệu lá, lá không thể bằng gốc, nhưng mỗi chiếc lá khi làm tròn bổn phận quang hợp hay thu nước của nó, sẽ trở thành một khối cùng cái cây.

Lũ quét đỉnh trời

Lũ quét đỉnh trời

 Lũ quét đỉnh trời
  Hoàng Minh Tường
Giữa lúc những trận mưa đầu tháng 8 năm 2008 ào ạt  như rót phễu hằng mấy đêm liền, giữa phố phường Hà Nội mà tưởng như bơi trên những dòng sông, thì tôi có tin vui từ nhà in: Tiểu thuyết Thời của Thánh Thần  đã in xong, đang vào bìa.
 Nếu như vào năm 1979, cách đây 30 năm, ở chớm tuổi ba mươi, khi biết tin tiểu thuyết đầu tay Đồng Chiêm  đang xếp chữ ở nhà in Thống Nhất, tôi đã dò dẫm mấy ngày liền, vào được tận nơi để xem người ta “đỡ đẻ” cho đứa con đầu lòng của mình như thế nào, và sướng âm ỉ hằng tháng giời, thì bây giờ, sau ba mươi năm theo đuổi nghiệp văn chương, tôi vẫn sướng run rẩy như thế. Sao cái niềm vui thời con trẻ khi ta đi tát cá cùng chúng bạn, được một giỏ đầy, chỉ mong ngóng chờ mẹ về để được khen, với việc ta in được một cuốn sách hay nhất đời ta, giống nhau thế nhỉ? Nhưng bây giờ, chen nỗi sung sướng lại thêm phần lo âu.Vì cuốn sách này là trận đánh quyết tử của tôi. Hoặc là nó sẽ như một thành tựu đời văn, hoặc là in xong rất có thể bị thu hồi, ném vào lò nghiền giấy vụn.