16 thg 8, 2012

Sự Thật về huyền thoại “Bến Không Chồng”


Nguoiduatin.vn) - “Bến không chồng” bước ra từ tiểu thuyết của nhà văn Dương Hướng, trở thành một cụm từ có nghĩa chung cho tất cả những “làng” vắng bóng đàn ông.
Ám ảnh bởi những người con gái ngồi lặng thinh bên cầu Đá Bạc, rồi những gì nhà văn quê Thái Bình miêu tả khiến một vùng quê nguyên mẫu hiện lên. “Bến không chồng” là địa danh có thật nó gắn với nhiều câu chuyện buồn vui của xã Thuỵ Liên...
Lời nguyền bến sông nơi thiếu nữ trẫm mình
Bến sông ấy vốn chẳng có tên, người dân xã Thuỵ Liên, Thái Thuỵ, Thái Bình còn nhớ, đó là nơi “thôn nữ tắm tiên”. Cái bến sông có hai cây quéo cổ thụ gắn với bao vui buồn của người dân. Hai cây quéo xoè bóng mát khúc sông, ban ngày người trong thôn đi làm đồng về thường nghỉ ngơi, tắm mát. Tối đến, trai gái trong làng đưa nhau ra bến sông ấy, nơi có “đôi tình nhân cổ thụ” để hẹn hò yêu đương. Họ tin, cái bến sông ấy linh thiêng sẽ minh chứng cho một tình yêu thuỷ chung.

5 thg 8, 2012

Yếu tố không gian làng quê trong tiểu thuyết Dương Hướng

(từ tạp chí văn hoá Nghệ An)

1. Không gian và thời gian nghệ thuật là những yếu tố trong cấu trúc nội tại của tác phẩm. Sự miêu tả, trần thuật bao giờ cũng phải xuất phát từ một điểm nhìn trong một không gian nhất định, diễn ra trong một trường nhìn và trong một thời gian nhất định. Không gian và thời gian nghệ thuật chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại bên trong của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng, mà còn cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay của một giai đoạn văn học. Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu loại hình của các hình tượng nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật xây dựng nhân vật.
2. Dương Hướng đã đặt nhân vật của mình vào thời gian và không gian khác nhau để khắc họa tính cách, số phận nhân vật. Không gian trong tiểu thuyết của Dương Hướng được mở rộng biên độ theo những biến cố lịch sử và theo số phận nhân vật: có không gian làng quê, không gian thành thị, không gian chiến trường, lại có không gian trải dài theo suốt dọc dài đất nước ở ba miền Bắc, Trung, Nam, tới biên giới, hải đảo…

1 thg 8, 2012

Từ trường hợp Bến không chồng[1], nghĩ về việc chuyển thể văn chương

Email In
           Với Bến không chồng, Dương Hướng đã kể cho chúng ta nghe câu chuyện về những phận người bị bóp nghẹt, bị “giết chết” trong cái ấu trĩ, hủ lậu của một thời kỳ. Không khí ngột ngạt, mục ruỗng, ủ dột của một làng quê “điển hình” Bắc Bộ hiện lên qua những dòng chữ chứa đầy nước mắt của Dương Hướng là chất liệu rất tốt để chuyển thể thành một bộ phim hay. Dầu vậy, khi tiếp xúc với “phiên bản” điện ảnh của Lưu Trọng Ninh, nếu đã từng đọc và yêu mến tiểu thuyết Bến không chồng, người xem không khỏi hụt hẫng. Gọi là phiên bản, bởi bộ phim gần như là bản sao của nguyên tác văn chương, nhưng lại là một bản sao có quá nhiều “vấn đề”.

Đọc lại “Bến không chồng”…

QĐND - 15 tháng trước 1284 lượt xem
Doc lai “Ben khong chong”…
QĐND - Với vai trò là những “nhân vật điển hình”, người lính trong tiểu thuyết viết về chiến tranh trước năm 1975 thường bị gạt bỏ những gì thuộc về đời sống riêng tư, tình cảm cá nhân, những vấn đề thuộc về bản năng lại càng bị cấm kỵ. Sau năm 1975, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, cùng với sự thay đổi quan niệm về hiện thực cũng như quan niệm về con người, cái nhìn chiến tranh thay đổi đáng kể trong nhiều tác phẩm. Có thể nói rằng, chưa có thời kỳ văn học nào lại nói nhiều đến nỗi buồn chiến tranh như thời kỳ văn học đổi mới. Đó là nỗi buồn vì quá khứ huy hoàng nhưng nhiều mất mát. Cuộc chiến đi qua còn để lại những ám ảnh bạo lực ghê rợn. Nỗi đau về tinh thần không thể chữa khỏi ngày một ngày hai…
Người lính trong tiểu thuyết “Bến không chồng” của Dương Hướng
                                                                                                Phạm Học
Tôi đã từng đọc tiểu thuyết "Bến không chồng" của Dương Hướng từ khi còn là học sinh phổ thông. Ngày ấy, cái hình ảnh bến không chồng cứ mãi “ám” lấy tôi, tựa như bến sông quê, với những người phụ nữ như cụ cố tôi, như bà tôi mòn mỏi chờ chồng, chờ con đi chiến trận. Và có lần, tôi cũng tự hỏi, không lẽ chỉ có biểu tượng "bến đợi", chỉ có hình ảnh người phụ nữ là trung tâm của tác phẩm này? Còn "con thuyền" - biểu tượng cho sự xê dịch, cho những người lính nữa chứ. Quả vậy, chính hình ảnh những người lính đã hoàn thiện bức tranh "Bến không chồng".

“Bến không chồng”- Bức tranh thê lương thời hậu chiến

(Dân trí)- Từ tiểu thuyết của Dương Hướng, những Nguyễn Vạn, những Nghĩa… đã bước lên màn ảnh với đủ cơ cực, đắng cay của số phận người lính bước ra cuộc chiến. Họ cô độc trên chính mảnh đất, với chính những con người- họ đã từng đổ máu để bảo vệ…

Tiểu thuyết Bến không chồng của nhà văn Dương Hướng được trao giải thưởng của Hội nhà văn năm 1991. Tiểu thuyết đặt câu chuyện của mình trong bối cảnh làng Đông- một làng quê được đặc tả với những nét văn hóa điển hình Bắc Bộ. Không gian bao phủ trong lũy tre, mái đình, cây đa, bến nước. Thời gian bao phủ trong những ngày miền Bắc hối hả vừa lo xây dựng nông thôn vừa chi viện cho chiến trường miền Nam.
Bị thương nặng sau một cuộc chiến, Nguyễn Vạn trở về làng Đông với tất cả thương yêu, nhung nhớ. Vai khoác ba-lô, ngực áo đính đầy huân chương, từ trên đê Nguyễn Vạn phanh ngực nhìn về làng Đông. Nguyễn Vạn đã nghĩ, sự bình yên nằm chính ở nơi đây, nơi anh đã sẵn sàng đổ máu để bảo vệ.
Với ý nghĩ ấy, Nguyễn Vạn đã xông xáo, nhiệt tình với tất cả những công việc của làng xã. Nhưng, đối diện với Nguyễn Vạn là những hủ tục lâu đời của dòng họ. Những hủ tục có thể “bóp nghẹt” cuộc đời một con người. Đối diện với Nguyễn Vạn là lề thói cũ mòn cả trăm năm ở làng quê. Đối diện với Nguyễn Vạn còn là dư luận, là điều tiếng, là nếp sống cũ kỹ…

Vì những hủ tục, những lề thói đã tồn tại cả trăm năm ấy, Nguyễn Vạn không dám sống thật với mình. Ý thức mãnh liệt nhất trong anh là… “giữ gìn hình ảnh”. Anh không thể vượt qua dư luận để… yêu, để được sống như một người bình thường với mưu cầu bình thường nhất về hạnh phúc. Nguyễn Vạn sống trong sự kìm nén bất hạnh. Anh không dám đến với chị Nhân- dù bản năng thôi thúc. Chị Nhân cũng không thể đến với Nguyễn Vạn, chị không thể đến với bất kỳ ai, lý do chỉ vì… chị là vợ Liệt sỹ. Chồng hy sinh khi chị Nhân còn quá trẻ. Chị ở vậy thờ chồng, nuôi con. Chỉ một lần nghĩ về Nguyễn Vạn, chị Nhân đã day dứt không thôi, chị sẽ sống ra sao nếu xóm làng biết chuyện?
Đã có thời như thế, những lề thói cổ hủ nghiệt ngã giết chết những mưu cầu hạnh phúc giản đơn nhất của con người.
Song song với cuộc đời của Nguyễn Vạn là tình yêu bất hạnh của Nghĩa và Hạnh. Cuộc chiến đã cướp đi những người đàn ông khỏe mạnh, cường tráng của làng quê. Chỉ để lại sau lũy tre những người đàn bà mòn mỏi vì chờ đợi. Chỉ để lại trên bến nước mỗi chiều những người phụ nữ, già có, trẻ có, ngồi bên nhau lặng thinh…
Cuộc chiến đã cướp Nghĩa ra khỏi tay Hạnh. Cuộc chiến để lại những cuộc tình duyên cay đắng cho những thiếu nữ xinh đẹp như Cúc, như Thắm… Một đứa con thụ thai vội vã. Một lễ cưới vá víu với người đàn ông bị tâm thần. Hay, một anh chàng thợ ảnh hèn hạ, sở khanh, bỗng trở nên đắt giá ở làng quê…
Những số phận ấy đã góp thêm sự thê lương, buồn thảm cho bức tranh ở Bến không chồng thời hậu chiến.

Cảnh trong phim Bến không chồng (đạo diễn Lưu Trọng Ninh). Chị Nhân
(NSƯT Minh Châu) 3 lần nhận tin báo tử của chồng và 2 con trai... 
Trong những bước ngoặt cùng cực của cuộc đời, Hạnh đã bị xô đẩy vào bế tắc cùng với Nguyễn Vạn. Hạnh có thai. Sau khi sinh con, Hạnh trở về làng. Nguyễn Vạn- người đàn ông đã sống thoi thóp trong lề thói làng xã bao năm, nay biết tin mình có con với Hạnh(con gái của chị Nhân), sự sững sờ đủ để anh quyết định… treo cổ tự vẫn trên cầu Đá.
Cuốn tiểu thuyết của Dương Hướng là bức tranh buồn thê lương ở làng Đông- một làng quê miền Bắc thời hậu chiến. Ở đó, đã không có sự bù đắp nào, không có hạnh phúc nào dành cho những người lính trở về sau cuộc chiến.
Năm 2000, đạo diễn Lưu Trọng Ninh chuyển thể tiểu thuyết Bến không chồng của Dương Hướng thành kịch bản phim. Đã có những tranh cãi về việc chuyển thể, nhưng không thể phủ nhận những thước phim giàu chất điện ảnh mà Lưu Trọng Ninh gửi gắm trong Bến không chồng.

Nguyễn Vạn đã tự vẫn sau khi biết mình có con với Hạnh (con gái
chị Nhân).


Phim có nhiều cảnh quay đẹp. Những bông hoa gạo đỏ rực và những người phụ nữ ngồi lặng thinh trên bến nước như một nỗi ám ảnh.
Bến không chồng vẫn được đánh giá là bộ phim thành công nhất của đạo diễn Lưu Trọng Ninh tính đến thời điểm hiện tại. Bến không chồng cũng là bộ phim có sức ám ảnh dai dẳng nhất về số phận người lính thời hậu chiến.


Hiền Hương
“Bến không chồng”- Bức tranh thê lương thời hậu chiến
8 10 1