Ảnh minh hoạ
Ngôi Đền Thiêng của DƯƠNG HƯỚNG
“Thằng Tèo đã thành công dụ dỗ tôi ngoan ngoãn trong vòng tay nó xiết chặt. Tấm thân tôi mềm ra, và con tim non dại loạn nhịp khi những ngón tay ma quỷ của thằng Tèo luồn vào ngực tôi cũng êm như loài rắn trườn trong đêm. Đến như loài rắn còn bị nó khuất phục thì tôi nó coi là chuyện nhỏ . Sau này tôi tự bằng lòng buông xuôi mỗi khi nghĩ đến cái đêm ma quái dưới tán cây đa cổ thụ có sự chứng giám của cụ rùa Đá khổng lồ trên nền ngôi đền linh thiêng xóm Nam quê tôi. Đêm ấy sau phút giây lấy đi đời con gái của tôi, nó nằm lăn dưới tán cây đa nhăn răng ra cười. Tôi nhìn rõ cả nụ cười mãn nguyện và bộ mặt rắn rết của thằng Tèo dưới ánh trăng chiếu nghiêng qua vòm lá. Nó nhăn nhở nghé vào tai tôi thì thầm: Có thích không, mai lại nữa nhé. Rõ khốn nạn thế nhưng không hiểu sao lúc đó tôi vẫn nằm yên trong vòng tay thằng Tèo mê mụ đi, không còn thấy sợ rắn rết chuột bọ nữa. Và cũng không còn thấy sự linh thiêng của thần rùa và cây đa cổ thụ nữa…”
NGÔI ĐỀN THIÊNG
Truyện ngắn của DƯƠNG HƯỚNG
Tuổi thơ con gái của tôi lớn lên bên dòng Sông Cái êm đềm. Cái tên xóm Nam nghèo đã thấm vào đời tôi đầy ắp kỷ niệm ngọt ngào lẫn cay đắng nhưng tràn đầy niềm tin tuyệt đối vào tất cả mọi chuyện. Kể cả những câu chuyện mộng mỵ hoang đường, chuyện huyền thoại hay chuyện ma mãnh mà người dân xóm Nam thêu dệt từ đời này qua đời khác. Từ ba ba thuồng luồng bơi trên sông Cái hay bắt trẻ con, đến chuyện mả Ông Hủi đầu cánh đồng Tranh. Vào những đêm trái gío trở trời từng đàn hủi bay lượn sáng rực như sao sa.
Xóm Nam tôi xưa có ngôi đền rất linh thiêng. Sự linh thiêng huyền thoại lan truyền rộng khắp thế gian và lưu truyền mãi hết đời này sang đời khác. Cho dù ngôi đền đã sụp đổ từ bao giờ tôi không biết, nhưng nền móng ngôi đền còn nguyên vẹn không ai dám động đến. Nghe nói ngôi đền sụp đổ do một cơn bão lớn, tâm bão tràn vào xóm Nam giữa kỳ nước biển dâng cao cuốn phăng cả nhà cửa, thóc lúa ngô khoai. Đồng đất thấm mặn, cây cối hoa mầu chết rụi, mùa màng thất bát. Dân tình điêu đứng đói rét mất cả mấy năm trời mới hồi phục được sự sống bình thường. Qua trận lụt, dân xóm Nam chỉ lo cấy trồng, dựng xây nhà cửa, không ai dám nghĩ đến dựng lại ngôi đền thiêng đó. Mà có nghĩ đến cũng không có đủ sức để làm lại. Thời gian trôi đi, Mảnh đất linh thiêng cỏ cây mọc um tùm thâm u khiển cảnh vật nơi đây càng tăng thêm vẻ thần bí ma mỵ từ trẻ con đến người già không ai dám bước chân vào nơi đây. Dấu tích ngôi đền thiêng duy nhât chỉ còn lại cụ rùa đá khổng lồ nằm trơ trọi cạnh cây đa cổ thụ trên nền ngôi đền. Ngày còn bé có lần hứng trí, tôi theo thằng Tèo chơi trò trận giả vô tình cưỡi lên lưng cụ rùa quên béng rằng nơi đây là chốn linh thiêng. Tối về bị lũ trẻ mách bố mẹ, khiến tôi bị trận đòn nhớ đời. Cụ Rùa đá và cây Đa cổ thụ vừa linh thiêng vừa sợ hãi ăn sâu vào tâm não tuổi thơ tôi.
Thời gian trôi đi và thời gian cứ bồi đắp, thêu dệt mãi vào sự linh thiêng bí ẩn quanh ngôi đền thiêng xóm Nam quê tôi. Niềm tin tuyệt đối của người dân trong vùng vào ngôi đền thiêng xóm Nam đến nỗi mọi chuyện làm ăn cấy cày bội thu, thất bát, hay chiến tranh hoà bình đều có sự phán truyền từ ngôi đền linh thiêng có Cụ Rùa Cây Đa cổ thụ. Mùa xuân đến nhìn cây đa tốt tươi họ bảo năm nay sẽ được mùa to. Có năm họ kháo nhau sẽ sắp có chiến tranh loạn lạc. Đêm đến nghe âm binh rậm rịch trong khu vườn thiêng. Dưới ánh trăng nhìn rõ có người ngồi dưới gốc đa. Họ tiên đoán đấy là các tướng lĩnh về tụ họp bàn tính chuyện quân cơ. Có dạo quê tôi mở đại chiến dịch toàn quân toàn dân ra quân đắp đê lấn biển (huy động cả lực lượng xe cơ giới quân đội) suốt mấy năm quân dân háo hức đoàn kết một lòng rầm rầm đào đất đắp một con đê vĩ đại lấn ra biển hàng chục cây số. Suốt quá trình đắp đê khẩu hiệu băng rôn cờ sao bay phấp phới cổ vũ khí thế tiến công khiến thần biển cũng phải hãi hùng khiếp sợ trước sức mạnh rời non lấp biển của dân quê tôi. Ai mà ngờ đến ngày hạp long mới chỉ qua một cơn bão toàn bộ con đê vĩ đại của quê tôi bị nước biển cuốn phăng bằng địa không còn dấu tích. Ngay lập tức có tin đồn lan truyền rằng tại cái ngày khai trương lãnh đạo huyện không chịu làm lễ xin phép cụ Rùa và thần cây đa. Qua sự kiện này dân xóm Nam quê tôi càng tăng thêm lòng tin vào sự linh thiêng của ngôi đền. Dân vùng khác lại tung tin mỉa mai nói xấu chính quyền ngông cuồng mắc căn bệnh hoành tráng thích thành tích, coi rẻ sức dân- công lính nên mới mở đại chiến dịch đắp đê trên cát, một công trình phản khoa học. Rõ là công Dã tràng xe cát biển đông…
Năm tôi mười sáu tuổi, cái tuổi dậy thì chẳng hiểu sao lại lú lẫn quên béng trận đòn ngày bé nghe lời thằng Tèo vào một buổi tối đi họp đội về ngang qua ngôi đền thiêng, nó bất ngờ tóm cổ tay ghé vào tai tôi bảo “vào đây cho xem cái này hay lắm” Tôi như bị thôi miên bước theo thằng Tèo. Nó vừa khích lệ vừa trấn an “Đi theo thằng này còn sợ gì” Thằng Tèo là chúa thằn lằn không biết sợ cả ma quỷ rắn rết, không coi cả trời đất là gì. Nó có biệt tài bắt chuột, bắt rắn, Từ chuột đồng chuột cống, từ hổ mang bành đến cạp nong vằn, vào tay nó đều chịu khuất phục cứ như thể nó có bùa mê thuốc lú khiến lũ chuột lũ rắn phải khiếp sợ. Tới gốc cây đa cổ thụ nó bất ngờ ấn tôi vào thân cây đa hôn tới tấp khiến tôi hoảng sợ vùng vẫy định bỏ chạy nhưng những ngón tay thằng Tèo cứng như sắt tóm chặt cổ tay tôi miệng đánh tiếng “xuỵt” ra lệnh tôi phải im lặng đứng yên tại chỗ. Giọng nó nghiêm trọng đầy ma lực có sức lôi cuốn lạ kỳ khiến tôi lạnh người run lên bần bật ôm ghì lấy thằng Tèo. Nó doạ nếu tôi rời xa nó lập tức những con rắn hổ mang bành sẽ lao vào cắn nát bắp chân non nõn con gái của tôi. Lời nó nói khiến tôi càng tin vào sự thần bí của thằng Tèo có tài sai khiến lũ rắn. Thăng Tèo đã thành công dụ dỗ tôi ngoan ngoãn trong vòng tay nó xiết chặt. Tấm thân tôi mềm ra, và con tim non dại loạn nhịp khi những ngón tay ma quỷ của thằng Tèo luồn vào ngực tôi cũng êm như loài rắn trườn trong đêm. Đến như loài rắn còn bị nó khuất phục thì tôi nó coi là chuyện nhỏ . Sau này tôi tự bằng lòng buông xuôi mỗi khi nghĩ đến cái đêm ma quái dưới tán cây đa cổ thụ có sự chứng giám của cụ rùa Đá khổng lồ trên nền ngôi đền linh thiêng xóm Nam quê tôi. Đêm ấy sau phút giây lấy đi đời con gái của tôi, nó nằm lăn dưới tán cây đa nhăn răng ra cười. Tôi nhìn rõ cả nụ cười mãn nguyện và bộ mặt rắn rết của thằng Tèo dưới ánh trăng chiếu nghiêng qua vòm lá. Nó nhăn nhở nghé vào tai tôi thì thầm: Có thích không, mai lại nữa nhé. Rõ khốn nạn thế nhưng không hiểu sao lúc đó tôi vẫn nằm yên trong vòng tay thằng Tèo mê mụ đi, không còn thấy sợ rắn rết chuột bọ nữa. Và cũng không còn thấy sự linh thiêng của thần rùa và cây đa cổ thụ nữa. Chính thằng Tèo là loài rắn rết chuột bọ, còn tôi đã ngủ với nó và tôi cảm thấy mình cũng nhơ bẩn như nó, nhơ bẩn như loài rắn rết chuột bọ. Khi nghe thằng Tèo bảo nó thường xuyên lẻn vào đây xâm phạm sự linh thiêng của ngôi đền mà chả làm sao cả. Nó vẫn khoẻ, vẫn ăn no ngủ say. Chẳng trời đất thần thánh nào trừng phạt nó. Nó bảo chính loài rắn rết chuột đồng chuột cống đã cho nó sức khoẻ phi thường. Thảo nào lúc nó ấn tôi vào cây đa, người tôi tưởng tan rữa ra trước sức mạnh của nó. Nó bảo những con rắn hổ mang bành, cạp nong vằn và những xâu chuột cống nó bắt được hàng ngày là chính từ trong những hang hốc dưới bụng cụ rùa và dưới gốc đa cổ thụ này. Không tin dám đi theo, nó chỉ cho mà xem. Lúc này tôi mới bừng tỉnh nhìn xung quanh lờ mờ dưới bóng trăng là những hang hốc mà loài rắn loài chuột rõ khéo đào, chúng biết lấy thân cụ rùa và gốc đa thiêng che chắn. Được cụ rùa và cây đa cổ thụ bảo hộ thì an toàn tuyệt đối, đố ai dám động tới chúng. Chính loài rắn rết chuột bọ đã núp dưới bóng cụ rùa thiêng và thần đa cổ thụ để phá hoại mùa màng làm dân làng đói rách đi vì chúng. Vô tình cụ rùa, thần đa đã nuôi béo lũ rắn rết chuột bọ, và loài chuột bọ rắn rết lại nuôi béo thằng Tèo. Chính thằng Tèo mới là chúa tể.
Tèo hồi này không còn là thằng Tèo nhem nhuốc của ngày xưa. Hắn đổi tên là Tòng- Hoàng Đình Tòng. Tòng đi đứng ra dáng ông chủ oách nhất vùng này. Nhờ vào sự tinh quái lõi đời, Tòng đã ăn nên làm ra vẫn từ loài rắn rết chuột bọ và biết lựa thời để sống. Ban đầu hắn nghĩ ra trò đào hầm nuôi rắn để cung cấp cho các nhà hàng cao cấp ngoài thành phố có nhiều đại gia thích tẩm bổ bằng những loài động vật tươi sống. Hắn tán dương công hiệu của tiết rắn. Hắn bảo uống tiết tươi động vật cường dương tráng khí. Hắn giỏi làm trò thủ thuật tuyên truyền dựa vào những bài thuốc Bắc chả biết hắn học được từ đâu mà hắn viện dẫn ra những tên tuổi của những Danh y nổi tiếng Trung Quốc từ Vương Băng, nhà y học đời Đường đến Trương Trọng Cảnh danh y đời đông Hán khiến các Đại gia trọc phú cứ há miệng bái phục. Hắn tuyên bố tìm khắp nước Nam cũng không đâu có món đặc sản rắn của hắn. Cũng là loài rắn, nhưng những con rắn của Hoàng Đình Tòng nom dị dạng khác thường. Những con Hổ mang mập ú bụng phình ra to hơn cả đầu. Những con cạp nong vằn óng ánh sắc mầu vàng đỏ nom quái dị. mỗi lần Hoàng Đình Tòng mang rắn đi quảng bá các đại gia quan chức lại đặt hàng với giá cao ngất trời. Hoàng Đình Tòng giầu lên từ đó. Giàu lên từ đám đại gia lắm tiền, từ bọn trọc phú chơi ngông và cả những ông quan rửng mỡ muốn thể hiện bản lĩnh đàn ông với những cô bồ trẻ. Đấy là nguyên nhân giàu lên của Tòng ai cũng nhìn thấy. Nhưng nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân quan trọng nhất mà anh chàng Tèo của tôi giàu lên thì không ai biết ngoài tôi, đứa con gái đã bị anh cu Tèo dụ dỗ. Cái tài siêu phàm của anh cu Tèo xưa và Hoàng Đình Tòng nay giàu lên nhanh chính là nhờ vào lòng tin tuyệt đối về sự linh thiêng của những người dân ngu muội quê tôi bị lừa mị. Hoàng Đình Tòng đào hầm nuôi rắn chỉ để che mắt thiên hạ, thực chất những con rắn con rết khổng lồ mập ú dị dạng đó hắn móc ra từ chính những hang hốc dưới bụng cụ rùa và cây đa cổ thụ. Từ cái lần ngủ với Tèo, Cụ rùa và thần đa cổ thụ đối với tôi không còn linh thiêng nữa. Tôi trở thành kẻ lỳ lợm lặng câm mất hết niềm tin. Lòng tin đổ vỡ, lại một lần nữa tôi tự nguyện đi theo Tèo ra cái nơi mà Tèo bảo có cụ rùa và thần đa che chở làm chuyện ấy sướng lắm. Nằm giữa trời đất mà chẳng sợ ma nao nhòm ngó. Từ một đứa con gài nhút nhạt dịu hiền, qua tay Tèo tôi trở thành con đàn bà đĩ điếm. Đĩ điếm cả trong tâm tưởng. Tôi lại thấy thích bới cái vẻ hào hoa béo tốt vì tiết rắn của Tèo. Tèo lại lôi tôi ra nơi mà lần đầu hắn đã chiếm đoạt đời con gái của tôi. Tôi rên xiết trong vòng tay Tèo. Cụ rùa vẫn lặng câm. Cây đa cổ thụ vẫn lặng câm. Chị hằng vẫn tươi vàng. Chỉ nghe thoảng tiếng gió lao xao và tiếng bò lết lê của loài hổ mang, cạp nong và tiếng rúc rích của loài chuột ẩn nơi hang sâu dưới thân xác cụ rùa, thần đa cổ thụ. Chúng đang chia phần đánh chén những sản vật chúng vừa đi vơ vét được lúc nhập nhoạng tối. Tèo thật điêu luyện trong chuyện làm tình còn tôi cứ vẩn vơ ám ảnh vì loài rắn rết chuột bọ đang nhung nhúc dưới thân xác cụ rùa và thần đa. Đang lúc hưng phấn tôi buột miệng bảo: Ước gì lại có cơn bão lớn như năm nào vỡ đê nước dâng tiêu diệt hết lũ rắn rết chuột bọ dưới thân cụ rùa kia. Lời tôi vừa dứt, giọng Tèo gay gắt: Sao ngu thế, ước gì không ước lại ước bão vỡ đê để mà chết chìm cả lũ à. Rõ là tư tưởng đàn bà. Tèo ôm ghì lấy tôi nghiến ngấu như để trả thù câu nói gở vừa ngây ngô vừa dại dột của tôi. Em yên tâm, sáng nay anh đã làm việc chính thức với chính quyền rồi, giọng Tèo đầy phấn khích, chính quyền đã đồng ý cho phép anh liên doanh với một đối tác nước ngoài được quyền xây dựng lại ngôi đền này rõ hoành tráng nhất vùng này. Em không biết đấy thôi, dựa vào sự linh thiêng của ngôi đền xóm Nam ta, nơi đây sẽ trở thành điểm thu hút khách thập phương ùn ùn kéo về như trẩy hội. Rồi mình sẽ thu lời to, hai ta sẽ được sung sướng.
Đêm xóm Nam trăng vàng rực, tôi lặng lẽ đi bên Hoàng Đình Tòng mà chẳng biết vui hay buồn. Chỉ biết rằng cái thai trong bụng tôi đang lớn dần là của Tòng mà tôi chưa kịp nói ra. Chỉ lo sau này đứa con tôi nó cũng lại giỏi nghề rắn rết chuột bọ như bố nó.
Trại sáng tác văn học hội văn nghệ Quảng Ninh 2010
NGÔI ĐỀN THIÊNG
Truyện ngắn của DƯƠNG HƯỚNG
Tuổi thơ con gái của tôi lớn lên bên dòng Sông Cái êm đềm. Cái tên xóm Nam nghèo đã thấm vào đời tôi đầy ắp kỷ niệm ngọt ngào lẫn cay đắng nhưng tràn đầy niềm tin tuyệt đối vào tất cả mọi chuyện. Kể cả những câu chuyện mộng mỵ hoang đường, chuyện huyền thoại hay chuyện ma mãnh mà người dân xóm Nam thêu dệt từ đời này qua đời khác. Từ ba ba thuồng luồng bơi trên sông Cái hay bắt trẻ con, đến chuyện mả Ông Hủi đầu cánh đồng Tranh. Vào những đêm trái gío trở trời từng đàn hủi bay lượn sáng rực như sao sa.
Xóm Nam tôi xưa có ngôi đền rất linh thiêng. Sự linh thiêng huyền thoại lan truyền rộng khắp thế gian và lưu truyền mãi hết đời này sang đời khác. Cho dù ngôi đền đã sụp đổ từ bao giờ tôi không biết, nhưng nền móng ngôi đền còn nguyên vẹn không ai dám động đến. Nghe nói ngôi đền sụp đổ do một cơn bão lớn, tâm bão tràn vào xóm Nam giữa kỳ nước biển dâng cao cuốn phăng cả nhà cửa, thóc lúa ngô khoai. Đồng đất thấm mặn, cây cối hoa mầu chết rụi, mùa màng thất bát. Dân tình điêu đứng đói rét mất cả mấy năm trời mới hồi phục được sự sống bình thường. Qua trận lụt, dân xóm Nam chỉ lo cấy trồng, dựng xây nhà cửa, không ai dám nghĩ đến dựng lại ngôi đền thiêng đó. Mà có nghĩ đến cũng không có đủ sức để làm lại. Thời gian trôi đi, Mảnh đất linh thiêng cỏ cây mọc um tùm thâm u khiển cảnh vật nơi đây càng tăng thêm vẻ thần bí ma mỵ từ trẻ con đến người già không ai dám bước chân vào nơi đây. Dấu tích ngôi đền thiêng duy nhât chỉ còn lại cụ rùa đá khổng lồ nằm trơ trọi cạnh cây đa cổ thụ trên nền ngôi đền. Ngày còn bé có lần hứng trí, tôi theo thằng Tèo chơi trò trận giả vô tình cưỡi lên lưng cụ rùa quên béng rằng nơi đây là chốn linh thiêng. Tối về bị lũ trẻ mách bố mẹ, khiến tôi bị trận đòn nhớ đời. Cụ Rùa đá và cây Đa cổ thụ vừa linh thiêng vừa sợ hãi ăn sâu vào tâm não tuổi thơ tôi.
Thời gian trôi đi và thời gian cứ bồi đắp, thêu dệt mãi vào sự linh thiêng bí ẩn quanh ngôi đền thiêng xóm Nam quê tôi. Niềm tin tuyệt đối của người dân trong vùng vào ngôi đền thiêng xóm Nam đến nỗi mọi chuyện làm ăn cấy cày bội thu, thất bát, hay chiến tranh hoà bình đều có sự phán truyền từ ngôi đền linh thiêng có Cụ Rùa Cây Đa cổ thụ. Mùa xuân đến nhìn cây đa tốt tươi họ bảo năm nay sẽ được mùa to. Có năm họ kháo nhau sẽ sắp có chiến tranh loạn lạc. Đêm đến nghe âm binh rậm rịch trong khu vườn thiêng. Dưới ánh trăng nhìn rõ có người ngồi dưới gốc đa. Họ tiên đoán đấy là các tướng lĩnh về tụ họp bàn tính chuyện quân cơ. Có dạo quê tôi mở đại chiến dịch toàn quân toàn dân ra quân đắp đê lấn biển (huy động cả lực lượng xe cơ giới quân đội) suốt mấy năm quân dân háo hức đoàn kết một lòng rầm rầm đào đất đắp một con đê vĩ đại lấn ra biển hàng chục cây số. Suốt quá trình đắp đê khẩu hiệu băng rôn cờ sao bay phấp phới cổ vũ khí thế tiến công khiến thần biển cũng phải hãi hùng khiếp sợ trước sức mạnh rời non lấp biển của dân quê tôi. Ai mà ngờ đến ngày hạp long mới chỉ qua một cơn bão toàn bộ con đê vĩ đại của quê tôi bị nước biển cuốn phăng bằng địa không còn dấu tích. Ngay lập tức có tin đồn lan truyền rằng tại cái ngày khai trương lãnh đạo huyện không chịu làm lễ xin phép cụ Rùa và thần cây đa. Qua sự kiện này dân xóm Nam quê tôi càng tăng thêm lòng tin vào sự linh thiêng của ngôi đền. Dân vùng khác lại tung tin mỉa mai nói xấu chính quyền ngông cuồng mắc căn bệnh hoành tráng thích thành tích, coi rẻ sức dân- công lính nên mới mở đại chiến dịch đắp đê trên cát, một công trình phản khoa học. Rõ là công Dã tràng xe cát biển đông…
Năm tôi mười sáu tuổi, cái tuổi dậy thì chẳng hiểu sao lại lú lẫn quên béng trận đòn ngày bé nghe lời thằng Tèo vào một buổi tối đi họp đội về ngang qua ngôi đền thiêng, nó bất ngờ tóm cổ tay ghé vào tai tôi bảo “vào đây cho xem cái này hay lắm” Tôi như bị thôi miên bước theo thằng Tèo. Nó vừa khích lệ vừa trấn an “Đi theo thằng này còn sợ gì” Thằng Tèo là chúa thằn lằn không biết sợ cả ma quỷ rắn rết, không coi cả trời đất là gì. Nó có biệt tài bắt chuột, bắt rắn, Từ chuột đồng chuột cống, từ hổ mang bành đến cạp nong vằn, vào tay nó đều chịu khuất phục cứ như thể nó có bùa mê thuốc lú khiến lũ chuột lũ rắn phải khiếp sợ. Tới gốc cây đa cổ thụ nó bất ngờ ấn tôi vào thân cây đa hôn tới tấp khiến tôi hoảng sợ vùng vẫy định bỏ chạy nhưng những ngón tay thằng Tèo cứng như sắt tóm chặt cổ tay tôi miệng đánh tiếng “xuỵt” ra lệnh tôi phải im lặng đứng yên tại chỗ. Giọng nó nghiêm trọng đầy ma lực có sức lôi cuốn lạ kỳ khiến tôi lạnh người run lên bần bật ôm ghì lấy thằng Tèo. Nó doạ nếu tôi rời xa nó lập tức những con rắn hổ mang bành sẽ lao vào cắn nát bắp chân non nõn con gái của tôi. Lời nó nói khiến tôi càng tin vào sự thần bí của thằng Tèo có tài sai khiến lũ rắn. Thăng Tèo đã thành công dụ dỗ tôi ngoan ngoãn trong vòng tay nó xiết chặt. Tấm thân tôi mềm ra, và con tim non dại loạn nhịp khi những ngón tay ma quỷ của thằng Tèo luồn vào ngực tôi cũng êm như loài rắn trườn trong đêm. Đến như loài rắn còn bị nó khuất phục thì tôi nó coi là chuyện nhỏ . Sau này tôi tự bằng lòng buông xuôi mỗi khi nghĩ đến cái đêm ma quái dưới tán cây đa cổ thụ có sự chứng giám của cụ rùa Đá khổng lồ trên nền ngôi đền linh thiêng xóm Nam quê tôi. Đêm ấy sau phút giây lấy đi đời con gái của tôi, nó nằm lăn dưới tán cây đa nhăn răng ra cười. Tôi nhìn rõ cả nụ cười mãn nguyện và bộ mặt rắn rết của thằng Tèo dưới ánh trăng chiếu nghiêng qua vòm lá. Nó nhăn nhở nghé vào tai tôi thì thầm: Có thích không, mai lại nữa nhé. Rõ khốn nạn thế nhưng không hiểu sao lúc đó tôi vẫn nằm yên trong vòng tay thằng Tèo mê mụ đi, không còn thấy sợ rắn rết chuột bọ nữa. Và cũng không còn thấy sự linh thiêng của thần rùa và cây đa cổ thụ nữa. Chính thằng Tèo là loài rắn rết chuột bọ, còn tôi đã ngủ với nó và tôi cảm thấy mình cũng nhơ bẩn như nó, nhơ bẩn như loài rắn rết chuột bọ. Khi nghe thằng Tèo bảo nó thường xuyên lẻn vào đây xâm phạm sự linh thiêng của ngôi đền mà chả làm sao cả. Nó vẫn khoẻ, vẫn ăn no ngủ say. Chẳng trời đất thần thánh nào trừng phạt nó. Nó bảo chính loài rắn rết chuột đồng chuột cống đã cho nó sức khoẻ phi thường. Thảo nào lúc nó ấn tôi vào cây đa, người tôi tưởng tan rữa ra trước sức mạnh của nó. Nó bảo những con rắn hổ mang bành, cạp nong vằn và những xâu chuột cống nó bắt được hàng ngày là chính từ trong những hang hốc dưới bụng cụ rùa và dưới gốc đa cổ thụ này. Không tin dám đi theo, nó chỉ cho mà xem. Lúc này tôi mới bừng tỉnh nhìn xung quanh lờ mờ dưới bóng trăng là những hang hốc mà loài rắn loài chuột rõ khéo đào, chúng biết lấy thân cụ rùa và gốc đa thiêng che chắn. Được cụ rùa và cây đa cổ thụ bảo hộ thì an toàn tuyệt đối, đố ai dám động tới chúng. Chính loài rắn rết chuột bọ đã núp dưới bóng cụ rùa thiêng và thần đa cổ thụ để phá hoại mùa màng làm dân làng đói rách đi vì chúng. Vô tình cụ rùa, thần đa đã nuôi béo lũ rắn rết chuột bọ, và loài chuột bọ rắn rết lại nuôi béo thằng Tèo. Chính thằng Tèo mới là chúa tể.
Tèo hồi này không còn là thằng Tèo nhem nhuốc của ngày xưa. Hắn đổi tên là Tòng- Hoàng Đình Tòng. Tòng đi đứng ra dáng ông chủ oách nhất vùng này. Nhờ vào sự tinh quái lõi đời, Tòng đã ăn nên làm ra vẫn từ loài rắn rết chuột bọ và biết lựa thời để sống. Ban đầu hắn nghĩ ra trò đào hầm nuôi rắn để cung cấp cho các nhà hàng cao cấp ngoài thành phố có nhiều đại gia thích tẩm bổ bằng những loài động vật tươi sống. Hắn tán dương công hiệu của tiết rắn. Hắn bảo uống tiết tươi động vật cường dương tráng khí. Hắn giỏi làm trò thủ thuật tuyên truyền dựa vào những bài thuốc Bắc chả biết hắn học được từ đâu mà hắn viện dẫn ra những tên tuổi của những Danh y nổi tiếng Trung Quốc từ Vương Băng, nhà y học đời Đường đến Trương Trọng Cảnh danh y đời đông Hán khiến các Đại gia trọc phú cứ há miệng bái phục. Hắn tuyên bố tìm khắp nước Nam cũng không đâu có món đặc sản rắn của hắn. Cũng là loài rắn, nhưng những con rắn của Hoàng Đình Tòng nom dị dạng khác thường. Những con Hổ mang mập ú bụng phình ra to hơn cả đầu. Những con cạp nong vằn óng ánh sắc mầu vàng đỏ nom quái dị. mỗi lần Hoàng Đình Tòng mang rắn đi quảng bá các đại gia quan chức lại đặt hàng với giá cao ngất trời. Hoàng Đình Tòng giầu lên từ đó. Giàu lên từ đám đại gia lắm tiền, từ bọn trọc phú chơi ngông và cả những ông quan rửng mỡ muốn thể hiện bản lĩnh đàn ông với những cô bồ trẻ. Đấy là nguyên nhân giàu lên của Tòng ai cũng nhìn thấy. Nhưng nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân quan trọng nhất mà anh chàng Tèo của tôi giàu lên thì không ai biết ngoài tôi, đứa con gái đã bị anh cu Tèo dụ dỗ. Cái tài siêu phàm của anh cu Tèo xưa và Hoàng Đình Tòng nay giàu lên nhanh chính là nhờ vào lòng tin tuyệt đối về sự linh thiêng của những người dân ngu muội quê tôi bị lừa mị. Hoàng Đình Tòng đào hầm nuôi rắn chỉ để che mắt thiên hạ, thực chất những con rắn con rết khổng lồ mập ú dị dạng đó hắn móc ra từ chính những hang hốc dưới bụng cụ rùa và cây đa cổ thụ. Từ cái lần ngủ với Tèo, Cụ rùa và thần đa cổ thụ đối với tôi không còn linh thiêng nữa. Tôi trở thành kẻ lỳ lợm lặng câm mất hết niềm tin. Lòng tin đổ vỡ, lại một lần nữa tôi tự nguyện đi theo Tèo ra cái nơi mà Tèo bảo có cụ rùa và thần đa che chở làm chuyện ấy sướng lắm. Nằm giữa trời đất mà chẳng sợ ma nao nhòm ngó. Từ một đứa con gài nhút nhạt dịu hiền, qua tay Tèo tôi trở thành con đàn bà đĩ điếm. Đĩ điếm cả trong tâm tưởng. Tôi lại thấy thích bới cái vẻ hào hoa béo tốt vì tiết rắn của Tèo. Tèo lại lôi tôi ra nơi mà lần đầu hắn đã chiếm đoạt đời con gái của tôi. Tôi rên xiết trong vòng tay Tèo. Cụ rùa vẫn lặng câm. Cây đa cổ thụ vẫn lặng câm. Chị hằng vẫn tươi vàng. Chỉ nghe thoảng tiếng gió lao xao và tiếng bò lết lê của loài hổ mang, cạp nong và tiếng rúc rích của loài chuột ẩn nơi hang sâu dưới thân xác cụ rùa, thần đa cổ thụ. Chúng đang chia phần đánh chén những sản vật chúng vừa đi vơ vét được lúc nhập nhoạng tối. Tèo thật điêu luyện trong chuyện làm tình còn tôi cứ vẩn vơ ám ảnh vì loài rắn rết chuột bọ đang nhung nhúc dưới thân xác cụ rùa và thần đa. Đang lúc hưng phấn tôi buột miệng bảo: Ước gì lại có cơn bão lớn như năm nào vỡ đê nước dâng tiêu diệt hết lũ rắn rết chuột bọ dưới thân cụ rùa kia. Lời tôi vừa dứt, giọng Tèo gay gắt: Sao ngu thế, ước gì không ước lại ước bão vỡ đê để mà chết chìm cả lũ à. Rõ là tư tưởng đàn bà. Tèo ôm ghì lấy tôi nghiến ngấu như để trả thù câu nói gở vừa ngây ngô vừa dại dột của tôi. Em yên tâm, sáng nay anh đã làm việc chính thức với chính quyền rồi, giọng Tèo đầy phấn khích, chính quyền đã đồng ý cho phép anh liên doanh với một đối tác nước ngoài được quyền xây dựng lại ngôi đền này rõ hoành tráng nhất vùng này. Em không biết đấy thôi, dựa vào sự linh thiêng của ngôi đền xóm Nam ta, nơi đây sẽ trở thành điểm thu hút khách thập phương ùn ùn kéo về như trẩy hội. Rồi mình sẽ thu lời to, hai ta sẽ được sung sướng.
Đêm xóm Nam trăng vàng rực, tôi lặng lẽ đi bên Hoàng Đình Tòng mà chẳng biết vui hay buồn. Chỉ biết rằng cái thai trong bụng tôi đang lớn dần là của Tòng mà tôi chưa kịp nói ra. Chỉ lo sau này đứa con tôi nó cũng lại giỏi nghề rắn rết chuột bọ như bố nó.
Trại sáng tác văn học hội văn nghệ Quảng Ninh 2010
Đã có 25 ý kiến tranh luận về tác phẩm này
TRẦN KỲ TRUNG
09/11/2010 17:48
Truyện ngắn tuyệt vời! Em xin chúc mừng anh.
Hoa Tử Huyền
09/11/2010 23:20
1.Đọc truyện "Ngôi đền thiêng" của nhà văn Dương Hướng chợt nhớ tới "Cây trường minh đăng" (Lỗ Tấn), "Những người thích đùa" (Aziz Nezin)...
2. Truyện ngắn trên có giá trị thức tỉnh bởi trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, hơn năm mươi năm qua, "nhiều thần tượng đã đổ”. Nói theo lí luận thì đó là sự đổ vỡ của các đại tự sự, những grand récits đã thống trị từ thời trung cổ. Nó bắt con người rung đùi tin vào những điều không có thực. Những ngộ nhận lầm lạc, tín điều lỗi thời, những thói đạo đức giả, phản tiến bộ xã hội…nhiều khi bị/được xem là bình thường khiến con người ngày càng xa rời sự thật.
3. Dương Hướng đã vỗ vai thức người ta dậy, làm tan "giấc mơ hồng" của họ từ "Bến không chồng", "Dưới chín tầng trời"...Đến truyện ngắn này, nhà văn vẫn tiếp tục "lay thức" con người. Thông điệp của truyện được chuyển tải khéo léo, tư tưởng mới nhưng tiếc là cách viết vẫn..cũ.
2. Truyện ngắn trên có giá trị thức tỉnh bởi trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, hơn năm mươi năm qua, "nhiều thần tượng đã đổ”. Nói theo lí luận thì đó là sự đổ vỡ của các đại tự sự, những grand récits đã thống trị từ thời trung cổ. Nó bắt con người rung đùi tin vào những điều không có thực. Những ngộ nhận lầm lạc, tín điều lỗi thời, những thói đạo đức giả, phản tiến bộ xã hội…nhiều khi bị/được xem là bình thường khiến con người ngày càng xa rời sự thật.
3. Dương Hướng đã vỗ vai thức người ta dậy, làm tan "giấc mơ hồng" của họ từ "Bến không chồng", "Dưới chín tầng trời"...Đến truyện ngắn này, nhà văn vẫn tiếp tục "lay thức" con người. Thông điệp của truyện được chuyển tải khéo léo, tư tưởng mới nhưng tiếc là cách viết vẫn..cũ.
Nam Ninh: Vào 20:39 Ngày 03 tháng 11 năm 2010: Truyện khá, ẩn ý sâu Vấn đề lớn. Sự giầu lên của thằng Tèo nhờ vào lòng tin về sự linh thiêng của đám dân ngu bị lừa. Truyện này dùng tốt. Cảm ơm!
09/11/2010 12:51
HAY,RẤT HAY. VIẾT THẾ NÀY THÌ GIẤU KÍN DC TƯ TƯỞNG. NG TA ĐỌC KO KỸ SẼ KO HIỂU RA DC THÂM Ý CỦA D H. HOAN HÔ CỤ RÙA VÀ LŨ RẮN RẾT NHỜ CỤ RÙA CHE CHỞ MÀ SỐNG. T H Q
11/11/2010 21:37
123 thấy truyện ngắn này tuy có lặp mô típ "ma - người" (như ở tt "Mảnh đất lắm người nhiều ma" của NKT chẳng hạn) thì vẫn là một truyện ngắn độc đáo, hơi văn tự nhiên, chi tiết chọn lọc và có cả phần sáng tạo nữa-rất thực tế, tiếng nói hiện thực rất rõ. Đọc khoái và ám ảnh! Lúc này, vâng ngay thời điểm này mà dám chỉ ra cái kiểu nhân vật "cụ rùa linh thiêng" cao vời huyễn hoặc đầy oai linh đang (chả biết vô tình hay cố ý) dang cánh tay ra che chở cho "lũ chuột bọ rắn rết"...thì thật sướng không gì bằng! Tác phẩm có tính khái quát cao. Đây là một lời cảnh tỉnh cho tất cả chúng ta! Cám ơn nhà văn DH!
Nguyễn Hoa Mai
11/11/2010 04:44
Tôi nghĩ có phần khác với số đông các bạn còm ở đây. Thực tình, truyện ngắn này chỉ ở mức đọc được. Cốt chuyện, nhân vật, tình tiết, hơi văn... chẳng có gì hay ho nổi bật, tìm tòi mới mẻ. Ai đó chỉ khoái trá khi vừa đọc vừa liên tưởng, á à, cụ rùa chính là, thằng Tèo hẳn là, và "tôi" không phải là số ít phái nữ đâu, mà ắt là... chúng tôi, chúng ta, "nhân dân vĩ đại nhẹ dạ cả tin".
Nếu thực sự cởi trói, dỡ bỏ rào cản văn chương, thì truyện ngắn này sẽ trở về đẳng cấp đích thực của nó. Nhưng có lẽ phải chờ dài cổ cho tới ngày ... lâu lắm. Chưa ai quên hai ba bốn mươi năm trước, các tác giả CON NAI ĐEN, CÂY TÁO ÔNG LÀNH, LINH NGHIỆM... đã lên bờ xuống ruộng thế nào. Hôm nay vẫn "rứa" thôi.
Vậy thì mời nhà văn thiện nghệ nuôi rắn chăn... rùa thừa thắng xông lên!
Nếu thực sự cởi trói, dỡ bỏ rào cản văn chương, thì truyện ngắn này sẽ trở về đẳng cấp đích thực của nó. Nhưng có lẽ phải chờ dài cổ cho tới ngày ... lâu lắm. Chưa ai quên hai ba bốn mươi năm trước, các tác giả CON NAI ĐEN, CÂY TÁO ÔNG LÀNH, LINH NGHIỆM... đã lên bờ xuống ruộng thế nào. Hôm nay vẫn "rứa" thôi.
Vậy thì mời nhà văn thiện nghệ nuôi rắn chăn... rùa thừa thắng xông lên!
10/11/2010 17:44
nv DH trg tn mới nhấy của mìnhđã thần linh hóa,huyền thoại hóa cuộc đời thực, một hiện thực cực kỳ lạ lùng của hôm nay, ăn chơi trụy lạc, tham nhũng tàn bạo, tội ác chưa từng có cx đã có, nhân cách, tiết tháo, lương tri cán bộ ko ai màng đến, sưu cao thuế nặng, số ng giàu đứng thư ba châu Á(thế mới tài),chưcs tước, học vị đều mua dc bằng tiền, một hiện thực nhu thế mà lại rất nhiều lễ hội, rất nhiều cuộc thi, đền đài chùa chiền nườm nượp đệ tử, khói nhang ko ngớt. thế mới lạ. hiện thực ấy dc DH mô tả trg ND.Cụ rùa là hiện thân của Thiện hay Ác? cụ đã từng là thiện,có thiện và có thiêng mới dc dân thờ cúng, nh đến lúc này cụ là nơi trú ngụ cho bao nhiêu rắn rết chuột bọ và là nơi bảo vệ chúng. chúng tàn phá hoa màu bị dân đuổi đánh, chúng liền chạy vào đó, dân ko dám vào tiêu diệt sợ đụng chạm thần linh. DH đã mạnh dạn chuyển tới bạn đọc một thông diệp mà ko phải nhà văn nào cũng dám nói
10/11/201010:56KínhgửichúHướng,
Sáng nay nhận được điện thoại của chú xong cháu mở đọc luôn chú ạ. Truyện hay, ngắn gọn nhưng ý tứ sâu xa. Khi đọc người ta sẽ thấy ngay một sự thật nực cười. Ẩn đằng sau cái vẻ linh thiêng huyền bí cao quí kia là dòng chảy trần tục. Cụ Rùa linh oai phong và cây đa linh thiêng rủ bóng che chở cho loài chuột bọ đục khoét, và cả dưới đó là sự dục vọng tầm thường, trơ trẽn.
Sáng nay nhận được điện thoại của chú xong cháu mở đọc luôn chú ạ. Truyện hay, ngắn gọn nhưng ý tứ sâu xa. Khi đọc người ta sẽ thấy ngay một sự thật nực cười. Ẩn đằng sau cái vẻ linh thiêng huyền bí cao quí kia là dòng chảy trần tục. Cụ Rùa linh oai phong và cây đa linh thiêng rủ bóng che chở cho loài chuột bọ đục khoét, và cả dưới đó là sự dục vọng tầm thường, trơ trẽn.
10/11/2010 10:39
Đây thêm một truyện ngắn hay-một tác phẩm văn chuwong độc đáo trong kho tàng văn xuôi của nhà văn Dương Hướng. Tôi cũng đã nghe tác giả đọc tại Tổng kết Trại ST VHNT QN. Nhưng hôm đó còn ồn ã, chưa thấm. Nay đọc trên báo V?ăn Nghệ và ở đây mới thấm kỹ hơn. Truyện viết rất sâu sắc, lắng đọng. Đọc xong qua sự ngẫm ngợi mới thấy hết cái thâm thúy, cảnh tỉnh của văn học. Tấm chăn bẩn được tung ra để người đời đem giặt sạch để cuộc sống Con Người chúng ta tươi đẹp hơn. Đó là mục dích của văn chương.
10/11/2010 10:08
Chúc mừng nhà văn Dương Hướng - một tác phẩm tuyệt vời. Hình như đây là một vỉa Than mới bác nhỉ. He he.
LÚA NGÔ KHOAI SẮN
10/11/2010 07:55
Truyện này vừa thôi, câu chữ sậm sượng nóng vội, lộ lắm chứ chả kín đáo gì như bác THQ nói. Em nghĩ bác DH phải nhẩn nha hơn, nhiều chi tiết hơn, cay đắng hơn, bởi cái sự ác, sự ngu ở đời nó phong phú và lắm cung bậc ghê gớm, chứ không đơn thuần chỉ thằng Tèo láu cá.
Hoa Tử Huyền
09/11/2010 23:20
1.Đọc truyện "Ngôi đền thiêng" của nhà văn Dương Hướng chợt nhớ tới "Cây trường minh đăng" (Lỗ Tấn), "Những người thích đùa" (Aziz Nezin)...
2. Truyện ngắn trên có giá trị thức tỉnh bởi trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, hơn năm mươi năm qua, "nhiều thần tượng đã đổ”. Nói theo lí luận thì đó là sự đổ vỡ của các đại tự sự, những grand récits đã thống trị từ thời trung cổ. Nó bắt con người rung đùi tin vào những điều không có thực. Những ngộ nhận lầm lạc, tín điều lỗi thời, những thói đạo đức giả, phản tiến bộ xã hội…nhiều khi bị/được xem là bình thường khiến con người ngày càng xa rời sự thật.
3. Dương Hướng đã vỗ vai thức người ta dậy, làm tan "giấc mơ hồng" của họ từ "Bến không chồng", "Dưới chín tầng trời"...Đến truyện ngắn này, nhà văn vẫn tiếp tục "lay thức" con người. Thông điệp của truyện được chuyển tải khéo léo, tư tưởng mới nhưng tiếc là cách viết vẫn..cũ.
2. Truyện ngắn trên có giá trị thức tỉnh bởi trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, hơn năm mươi năm qua, "nhiều thần tượng đã đổ”. Nói theo lí luận thì đó là sự đổ vỡ của các đại tự sự, những grand récits đã thống trị từ thời trung cổ. Nó bắt con người rung đùi tin vào những điều không có thực. Những ngộ nhận lầm lạc, tín điều lỗi thời, những thói đạo đức giả, phản tiến bộ xã hội…nhiều khi bị/được xem là bình thường khiến con người ngày càng xa rời sự thật.
3. Dương Hướng đã vỗ vai thức người ta dậy, làm tan "giấc mơ hồng" của họ từ "Bến không chồng", "Dưới chín tầng trời"...Đến truyện ngắn này, nhà văn vẫn tiếp tục "lay thức" con người. Thông điệp của truyện được chuyển tải khéo léo, tư tưởng mới nhưng tiếc là cách viết vẫn..cũ.
09/11/2010 21:56
Đọc truyện của Dương Hướng tôi mới vỡ ra một điều, một trong những lí do để mình lúc nào cũng nhớ quê là những chuyện ma ở quê được nghe từ thuở nhỏ. Viết truyện về nông thôn đồng bằng Bắc Bộ mà không có chuyện ma thì kém hay.
Cái tài của Dương Hướng là từ chuyện ma mà khắc hoạ sinh động thân phận của kiếp người nông dân với những dằn vặt, khao khát; nhận diện và khắc hoạ hình tượng cái ác thật "cao tay".
Cái tài của Dương Hướng là từ chuyện ma mà khắc hoạ sinh động thân phận của kiếp người nông dân với những dằn vặt, khao khát; nhận diện và khắc hoạ hình tượng cái ác thật "cao tay".
09/11/2010 11:10
Tôi đã được nghe chính tác giả đọc truyện ngắn này tại buổi tổng kết trại sáng tác VHNT Quảng Ninh 2010, sau đó đọc lại trên báo Hạ Long, báo Văn nghệ và gần đây trên các trang mạng.
Nếu nói văn chương có vai trò thức tỉnh thì trong truyện ngắn này điều đó thể hiện rất rõ. Có bao điều người ta cứ ngưỡng vọng, cứ tin tưởng rằng đó là thiêng liêng, cao quý nhưng khi cái vỏ bọc đó đươc phơi bày, người ta mới giật mình khi biết bên trong lại chứa đựng toàn những điều tầm thường giả dối.
Chúc mừng nhà văn Dương Hướng có truyện ngắn hay tặng bạn đọc, cám ơn mạng lethieunhon.com đã đăng tải truyện ngắn này
Nếu nói văn chương có vai trò thức tỉnh thì trong truyện ngắn này điều đó thể hiện rất rõ. Có bao điều người ta cứ ngưỡng vọng, cứ tin tưởng rằng đó là thiêng liêng, cao quý nhưng khi cái vỏ bọc đó đươc phơi bày, người ta mới giật mình khi biết bên trong lại chứa đựng toàn những điều tầm thường giả dối.
Chúc mừng nhà văn Dương Hướng có truyện ngắn hay tặng bạn đọc, cám ơn mạng lethieunhon.com đã đăng tải truyện ngắn này
Nhà thơ Trần Nhuận Minh: Đã đọc lại NĐT trên mạng TNc
Nó là cái nối dài của tư duy nghệ thuật từ DCTT. Nhưng về độ chín thì cái ngắn này " nấu kĩ " hơn nên các vị dễ xài. Còn độ "lớn " thì chưa biết cái nào hơn cái nào
LÚA NGÔ KHOAI SẮN
14/11/2010 15:30
Kính bác Hoa Mai.
4 tội bác kết, Sắn tôi xin chịu cả, bởi trong lúc tranh luận, có khí "phóng đại" chút chút cho nó... có khí thế!
Nhưng cốt lõi thì vẫn vậy, "dù sao trái đất vẫn quay". Truyện Rùa này như bác Hoa Mai nói, cũng chỉ vừa thôi, mà lại để cho một số độc giả âm ỉ khoái với cảm giác rẻ mạt "...là ai đó", thì các báo chính thống không đăng là quá đúng rồi còn gì? Cái hay chả bõ cái dở, kính chả bõ phiền, thì thái độ ấy có liên quan gì đến sự oan ức?
Trong cái còm trước, bác Hoa Mai nói một câu tôi cho là cũng "lày lọ", nhưng không "thỉnh" bác, bởi nghĩ bác cũng đang phóng đại cho có khí thế thôi, là câu: "Hôm nay vẫn rứa". Nhưng nếu bác vẫn nghĩ vậy thật thì cũng phải đặt lại 1 vấn đề: Liệu có oan cho cái "Hôm nay" chăng?
4 tội bác kết, Sắn tôi xin chịu cả, bởi trong lúc tranh luận, có khí "phóng đại" chút chút cho nó... có khí thế!
Nhưng cốt lõi thì vẫn vậy, "dù sao trái đất vẫn quay". Truyện Rùa này như bác Hoa Mai nói, cũng chỉ vừa thôi, mà lại để cho một số độc giả âm ỉ khoái với cảm giác rẻ mạt "...là ai đó", thì các báo chính thống không đăng là quá đúng rồi còn gì? Cái hay chả bõ cái dở, kính chả bõ phiền, thì thái độ ấy có liên quan gì đến sự oan ức?
Trong cái còm trước, bác Hoa Mai nói một câu tôi cho là cũng "lày lọ", nhưng không "thỉnh" bác, bởi nghĩ bác cũng đang phóng đại cho có khí thế thôi, là câu: "Hôm nay vẫn rứa". Nhưng nếu bác vẫn nghĩ vậy thật thì cũng phải đặt lại 1 vấn đề: Liệu có oan cho cái "Hôm nay" chăng?
Nguyễn Hoa Mai
13/11/2010 06:38
Kính bác Lúa Ngô Khoai Sắn.
Trong cái còm trước, Hoa Mai tôi nhận xét truyện RÙA này "đọc được", tức là nhất trí với ý bác Lúa (trong cái còm trước) cho rằng truyện này cũng "vừa thôi".
Ý chung là chưa tới mức xuất sắc đâu, chỉ vào hạng trung bình, đăng được.
Nhưng tới lần còm thứ hai này thì bác Lúa vẻ như hạ xuống một bậc xếp hạng, rằng nếu tác giả gửi truyện này cho báo "lề phải" thì họ không đăng cho đâu vì chất lượng kém chứ không phải họ e ngại "chính em nhậy cảm".
Bác Lúa ạ, bác nói thế là quá lời, gây nhiều oan ức.
Một là oan cho tác phẩm. Theo tôi, chất lượng truyện này ở mức báo Văn nghệ và trang văn nghệ của các báo có thể đăng tải.
Hai là oan cho nhiều bạn còm. Vài bạn khen hơi quá lời, nhưng không tới mức tung hô một tác phẩm chưa sạch nước cản.
Ba là oan cho quán văn Lê Thiếu Nhơn. Đâu phải quán mình vơ bèo gạt tép, bày hàng tất tật các món mà công quán chính thống không thèm xài vì chất lượng thấp.
Và bốn, cực kỳ quan trọng, là bác Lúa khiến cho cánh "lề phải" hàm oan. Oan tầy trời. Bác Lúa nói như thế tức là vu vạ rằng báo chí quý ngài xưa nay chỉ đăng toàn những truyện "chất lượng trên trời", chứ văn nghệ văn nghẽo làng nhàng kiểu cụ Rùa thì chớ có léo hánh.
Hoa Mai tôi ngó cái còm lần hai của bác Lúa mà hoa mắt, nên xin cung kính bộc bạch đôi câu.
Trong cái còm trước, Hoa Mai tôi nhận xét truyện RÙA này "đọc được", tức là nhất trí với ý bác Lúa (trong cái còm trước) cho rằng truyện này cũng "vừa thôi".
Ý chung là chưa tới mức xuất sắc đâu, chỉ vào hạng trung bình, đăng được.
Nhưng tới lần còm thứ hai này thì bác Lúa vẻ như hạ xuống một bậc xếp hạng, rằng nếu tác giả gửi truyện này cho báo "lề phải" thì họ không đăng cho đâu vì chất lượng kém chứ không phải họ e ngại "chính em nhậy cảm".
Bác Lúa ạ, bác nói thế là quá lời, gây nhiều oan ức.
Một là oan cho tác phẩm. Theo tôi, chất lượng truyện này ở mức báo Văn nghệ và trang văn nghệ của các báo có thể đăng tải.
Hai là oan cho nhiều bạn còm. Vài bạn khen hơi quá lời, nhưng không tới mức tung hô một tác phẩm chưa sạch nước cản.
Ba là oan cho quán văn Lê Thiếu Nhơn. Đâu phải quán mình vơ bèo gạt tép, bày hàng tất tật các món mà công quán chính thống không thèm xài vì chất lượng thấp.
Và bốn, cực kỳ quan trọng, là bác Lúa khiến cho cánh "lề phải" hàm oan. Oan tầy trời. Bác Lúa nói như thế tức là vu vạ rằng báo chí quý ngài xưa nay chỉ đăng toàn những truyện "chất lượng trên trời", chứ văn nghệ văn nghẽo làng nhàng kiểu cụ Rùa thì chớ có léo hánh.
Hoa Mai tôi ngó cái còm lần hai của bác Lúa mà hoa mắt, nên xin cung kính bộc bạch đôi câu.
LÚA NGÔ KHOAI SẮN
12/11/2010 16:25
Tám Huế nói vậy là đã có ý "lày lọ" rồi. Nếu truyện này bác DH gửi cho các báo lề phải thì chắc chắn họ sẽ không đăng. Nhưng không phải vì họ sợ, mà vì bản thân truyện cũng vừa phải thôi, chẳng lấy gì làm xuất sắc không đăng thì tiếc.
Còn hai ví dụ bác kể lãng xẹt, chúng chả dính dáng gì đến chuyện văn hay chữ tốt mà bị khi dễ. Phải rạch ròi ra thì mới lọt tai, bác ạ.
Còn hai ví dụ bác kể lãng xẹt, chúng chả dính dáng gì đến chuyện văn hay chữ tốt mà bị khi dễ. Phải rạch ròi ra thì mới lọt tai, bác ạ.
Thấy các bác chuyện trò xôm tụ quanh cái truyện ngắn này, Tám Huế xin góp vui bằng 2 mẩu người thật việc thật.
1/ Gần 20 năm trước, Tám Huế có làm báo, cho đăng truyện ngắn BỨC TƯỢNG THIÊNG (tượng gỗ của thợ mộc đục đẽo thành). Bạn đọc khen hay. Ngay sau đó, ông Hữu Thọ là trường ban tư tưởng văn hóa TƯ tới chơi, nhắc nhẹ: Tớ biết các cậu không có ý tứ sâu xa gì đâu, nhưng mà nên rút kinh nghiệm cho lần sau...
2/ Bởi không chịu "rút kinh nghiệm", nên "lần sau" lại đăng truyện ngắn ĐƯỜNG TĂNG mà tác giả là con rể của nguyên tổng bí thư Nguyễn Văn Linh. Ai đó xúi bẩy ai đó: này sao mà cái ông Đường Tăng trong truyện này hao hao giống... Thế là bao cuộc họp bàn về cái truyện một ngàn chữ ấy, trong đó có cuộc họp cấp cao tuyệt đỉnh (biên bản cuộc họp có xì cho Tám Huế ngó thấy). Lần này không nhắc nhẹ đâu nha, mà có công văn chính thức thu hồi cuốn sách trót nhỡ in truyện ĐƯỜNG TĂNG. Báo hại cho tác giả thôi, còn tòa soạn thì, sau đó cuốn sách được tái bản vài chục lượt, có cả song ngữ... tất nhiên đã bỏ ngài Đường Tăng rơi rớt dọc đường thỉnh kinh.
Tám Huế xúi dại ông Dương Hướng: gửi cái món RÙA THIÊNG này cho vài tờ báo nghiêm cẩn lề phải coi họ đối
xử ra răng.
Cắc cớ
12/11/2010 10:35Xin hỏi bác 123, bác bảo truyện ngắn này "là lời cảnh tỉnh cho tất cả chúng ta" nghĩa rằng thì là cảnh tỉnh cho những ai đấy ạ?
- Nếu là cảnh tỉnh cho 123, 456... và phó thường dân Cắc cớ thì, xin lỗi, không cần đâu mà, chúng em "tỉnh" từ lâu lắm rồi ạ, từ khi tóc chưa hề bạc đấy ạ.
- Nếu là cảnh tỉnh cho "ai đó khác chúng mình" thì cũng xin lỗi, bọn nó biết thừa, hoặc chưa biết chừng chúng chính là...chuột bọ rắn rết! Cảnh tỉnh cho chuột bọ rắn
rết thì quả là chuyện khôi hài hệt như thường diễn ra: chỉ định liêt vị đại tham nhũng đóng vai trưởng phó ban chỉ đạo chống tham nhũng!
123
11/11/2010 21:37123 thấy truyện ngắn này tuy có lặp mô típ "ma - người" (như ở tt "Mảnh đất lắm người nhiều ma" của NKT chẳng hạn) thì vẫn là một truyện ngắn độc đáo, hơi văn tự nhiên, chi tiết chọn lọc và có cả phần sáng tạo nữa-rất thực tế, tiếng nói hiện thực rất rõ. Đọc khoái và ám ảnh! Lúc này, vâng ngay thời điểm này mà dám chỉ ra cái kiểu nhân vật "cụ rùa linh thiêng" cao vời huyễn hoặc đầy oai linh đang (chả biết vô tình hay cố ý) dang cánh tay ra che chở cho "lũ chuột bọ rắn rết"...thì thật sướng không gì bằng! Tác phẩm có tính khái quát cao. Đây là một lời cảnh tỉnh cho tất cả chúng ta! Cám ơn nhà văn DH!
Nguyễn Hoa Mai
11/11/2010 04:44Tôi nghĩ có phần khác với số đông các bạn còm ở đây. Thực tình, truyện ngắn này chỉ ở mức đọc được. Cốt chuyện, nhân vật, tình tiết, hơi văn... chẳng có gì hay ho nổi bật, tìm tòi mới mẻ. Ai đó chỉ khoái trá khi vừa đọc vừa liên tưởng, á à, cụ rùa chính là, thằng Tèo hẳn là, và "tôi" không phải là số ít phái nữ đâu, mà ắt là... chúng tôi, chúng ta, "nhân dân vĩ đại nhẹ dạ cả tin".
Nếu thực sự cởi trói, dỡ bỏ rào cản văn chương, thì truyện ngắn này sẽ trở về đẳng cấp đích thực của nó. Nhưng có lẽ phải chờ dài cổ cho tới ngày ... lâu lắm. Chưa ai quên hai ba bốn mươi năm trước, các tác giả CON NAI ĐEN, CÂY TÁO ÔNG LÀNH, LINH NGHIỆM... đã lên bờ xuống ruộng thế nào. Hôm nay vẫn "rứa" thôi.
Vậy thì mời nhà văn thiện nghệ nuôi rắn chăn...Rùa thừa thắng xông lên.
Cắc cớ
12/11/2010 10:35Xin hỏi bác 123, bác bảo truyện ngắn này "là lời cảnh tỉnh cho tất cả chúng ta" nghĩa rằng thì là cảnh tỉnh cho những ai đấy ạ?
- Nếu là cảnh tỉnh cho 123, 456... và phó thường dân Cắc cớ thì, xin lỗi, không cần đâu mà, chúng em "tỉnh" từ lâu lắm rồi ạ, từ khi tóc chưa hề bạc đấy ạ.
- Nếu là cảnh tỉnh cho "ai đó khác chúng mình" thì cũng xin lỗi, bọn nó biết thừa, hoặc chưa biết chừng chúng chính là...chuột bọ rắn rết! Cảnh tỉnh cho chuột bọ rắn
rết thì quả là chuyện khôi hài hệt như thường diễn ra: chỉ định liêt vị đại tham nhũng đóng vai trưởng phó ban chỉ đạo chống tham nhũng!
123
11/11/2010 21:37123 thấy truyện ngắn này tuy có lặp mô típ "ma - người" (như ở tt "Mảnh đất lắm người nhiều ma" của NKT chẳng hạn) thì vẫn là một truyện ngắn độc đáo, hơi văn tự nhiên, chi tiết chọn lọc và có cả phần sáng tạo nữa-rất thực tế, tiếng nói hiện thực rất rõ. Đọc khoái và ám ảnh! Lúc này, vâng ngay thời điểm này mà dám chỉ ra cái kiểu nhân vật "cụ rùa linh thiêng" cao vời huyễn hoặc đầy oai linh đang (chả biết vô tình hay cố ý) dang cánh tay ra che chở cho "lũ chuột bọ rắn rết"...thì thật sướng không gì bằng! Tác phẩm có tính khái quát cao. Đây là một lời cảnh tỉnh cho tất cả chúng ta! Cám ơn nhà văn DH!
Nguyễn Hoa Mai
11/11/2010 04:44Tôi nghĩ có phần khác với số đông các bạn còm ở đây. Thực tình, truyện ngắn này chỉ ở mức đọc được. Cốt chuyện, nhân vật, tình tiết, hơi văn... chẳng có gì hay ho nổi bật, tìm tòi mới mẻ. Ai đó chỉ khoái trá khi vừa đọc vừa liên tưởng, á à, cụ rùa chính là, thằng Tèo hẳn là, và "tôi" không phải là số ít phái nữ đâu, mà ắt là... chúng tôi, chúng ta, "nhân dân vĩ đại nhẹ dạ cả tin".
Nếu thực sự cởi trói, dỡ bỏ rào cản văn chương, thì truyện ngắn này sẽ trở về đẳng cấp đích thực của nó. Nhưng có lẽ phải chờ dài cổ cho tới ngày ... lâu lắm. Chưa ai quên hai ba bốn mươi năm trước, các tác giả CON NAI ĐEN, CÂY TÁO ÔNG LÀNH, LINH NGHIỆM... đã lên bờ xuống ruộng thế nào. Hôm nay vẫn "rứa" thôi.
Vậy thì mời nhà văn thiện nghệ nuôi rắn chăn rùa thừa thắng xông lên
4 nhận xét:
Chúc mừng nhà văn Đất Mỏ có nhà mới. Chúc "Bến không chồng" luôn khang trang sạch đẹp.
Đặng Văn Sinh
Lãng Du
Những nhận xét về Dương Hướng rất chính xác
Đến bao giờ thì nhà văn tái bản "Dưới chín tầng trời"?
Cám ơn nv Đặng Văn Sinh, bạn Lãng Du, TrọngTuấn đã ghé thăm và có lời động viên. Quan điểm của Dương Hướng đặc biệt quan tâm tới phần sáng tác văn học, chất lượng tác phẩm, rất mong được bạn đọc xa gần quan tâm khen chế góp ý chân thành. Trả lời câu hỏi của Trọng Tuấn tác phẩm Dưới chín tầng trời Trung tâm VH Nhã Nam đã mấy lần xin tái bản nhưng chưa xin được giấy phép. Hy vọng sang năm mới.
Đăng nhận xét