28 thg 12, 2012

Người đàn ông ở bến không chồng

Người đàn ông ở bến không chồng


 



Trong số các nhà văn có tác phẩm tiêu biểu viết về đề tài chiến tranh, tác giả Bến không chồng có những quãng thời gian khá dài lặng lẽ ẩn mình trong cuộc sống. Đoạt nhiều giải thưởng cao từ tác phẩm, được dịch và chuyển thể sang kịch sân khấu, điện ảnh, phim truyền hình, truyền thanh... cũng đoạt những giải cao, ít ai biết đến tác giả Bến không chồng sau chiến tranh phiêu bạt mãi xuống Hạ Long - Quảng Ninh, làm một cái nghề khá đặc biệt: Chống buôn lậu trong Cục Hải quan Quảng Ninh. Ông là nhà văn Dương Hướng, một người con ưu tú của hai vùng đất Thái Thụy - Thái Bình và Hạ Long - Quảng Ninh.

27 thg 9, 2012

Truyện ngắn của Cao Nguyệt Nguyên

“Lạc khúc” đưa ta về thế giới bản năng hoang dại sâu thẳm của con người.  Vẫn với lối viết sở trường của tác giả vừa hiện thực vừa huyền ảo xen cài ẩn hiện luôn ám ảnh ta như mơ như thực về  đời sống thường nhật, về cõi trần tục vừa mơ hồ vừa gần gũi, gắn bó hoà quyện sương mật giữa thiên nhiên vạn vật với nỗi khát khao dục tính của con người…
                                 (Dương Hướng giới thiệu)

Lạc khúc

Truyện ngắn của Cao Nguyệt Nguyên
          Sương với mật, mật với sương…
          Túm một càng rồi nhá. Bóng nhẫy ra thế này, cái đít cong cong. Đạp gì mà ác thế. Rách cả ngón tay. Máu ri rỉ. Thu tay lại, dế bật đôi càng mỡn mờn rúc vào trong hang. Thò cái mắt thô lố.
          Tự nhiên thấy thèm món dế xào quá Bống ợ. Chồng Bống nhìn ra sân. Đừng có linh tinh, bố mà biết bố chửi cho đấy. Mày không nói, tao không nói, mẹ không nói tự nhiên biết chắc. Nhiều thế không ăn nó cũng chết đi, phí. Cứ giỏi thì ra mà bắt, tôi mách bố.
          Son hử. Bống không trả lời. Bống nhìn xuống dưới đất. Lát nữa nếu mà ông ấy lên thì nhớ đi bên cạnh, ông ấy hợp vía. Mắt rơn rớt vài giọt nước.

8 thg 9, 2012

Bài phát biểu của bà Michelle Obama

Bài phát biểu của bà Michelle Obama tại Đại hội Toàn quốc của Đảng Dân chủ, Hoa Kỳ
Nguồn: NPR



Cảm ơn bà Elaine rất nhiều. (Nói với các quân nhân: ND) Chúng tôi rất biết ơn sự phục vụ và hy sinh của gia đình quý vị và chúng tôi luôn mong muốn quý vị trở lại [phục vụ].
Trong vài năm qua, với tư cách là đệ nhất phu nhân, tôi có được đặc ân rất lớn là đi khắp đất nước này. Và tất cả những nơi tôi đã đi qua, những người mà tôi đã gặp, và những câu chuyện mà tôi đã nghe, tôi đã thấy được những điều tốt đẹp nhất về tinh thần nước Mỹ.

16 thg 8, 2012

Sự Thật về huyền thoại “Bến Không Chồng”


Nguoiduatin.vn) - “Bến không chồng” bước ra từ tiểu thuyết của nhà văn Dương Hướng, trở thành một cụm từ có nghĩa chung cho tất cả những “làng” vắng bóng đàn ông.
Ám ảnh bởi những người con gái ngồi lặng thinh bên cầu Đá Bạc, rồi những gì nhà văn quê Thái Bình miêu tả khiến một vùng quê nguyên mẫu hiện lên. “Bến không chồng” là địa danh có thật nó gắn với nhiều câu chuyện buồn vui của xã Thuỵ Liên...
Lời nguyền bến sông nơi thiếu nữ trẫm mình
Bến sông ấy vốn chẳng có tên, người dân xã Thuỵ Liên, Thái Thuỵ, Thái Bình còn nhớ, đó là nơi “thôn nữ tắm tiên”. Cái bến sông có hai cây quéo cổ thụ gắn với bao vui buồn của người dân. Hai cây quéo xoè bóng mát khúc sông, ban ngày người trong thôn đi làm đồng về thường nghỉ ngơi, tắm mát. Tối đến, trai gái trong làng đưa nhau ra bến sông ấy, nơi có “đôi tình nhân cổ thụ” để hẹn hò yêu đương. Họ tin, cái bến sông ấy linh thiêng sẽ minh chứng cho một tình yêu thuỷ chung.

5 thg 8, 2012

Yếu tố không gian làng quê trong tiểu thuyết Dương Hướng

(từ tạp chí văn hoá Nghệ An)

1. Không gian và thời gian nghệ thuật là những yếu tố trong cấu trúc nội tại của tác phẩm. Sự miêu tả, trần thuật bao giờ cũng phải xuất phát từ một điểm nhìn trong một không gian nhất định, diễn ra trong một trường nhìn và trong một thời gian nhất định. Không gian và thời gian nghệ thuật chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại bên trong của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng, mà còn cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay của một giai đoạn văn học. Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu loại hình của các hình tượng nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật xây dựng nhân vật.
2. Dương Hướng đã đặt nhân vật của mình vào thời gian và không gian khác nhau để khắc họa tính cách, số phận nhân vật. Không gian trong tiểu thuyết của Dương Hướng được mở rộng biên độ theo những biến cố lịch sử và theo số phận nhân vật: có không gian làng quê, không gian thành thị, không gian chiến trường, lại có không gian trải dài theo suốt dọc dài đất nước ở ba miền Bắc, Trung, Nam, tới biên giới, hải đảo…

1 thg 8, 2012

Từ trường hợp Bến không chồng[1], nghĩ về việc chuyển thể văn chương

Email In
           Với Bến không chồng, Dương Hướng đã kể cho chúng ta nghe câu chuyện về những phận người bị bóp nghẹt, bị “giết chết” trong cái ấu trĩ, hủ lậu của một thời kỳ. Không khí ngột ngạt, mục ruỗng, ủ dột của một làng quê “điển hình” Bắc Bộ hiện lên qua những dòng chữ chứa đầy nước mắt của Dương Hướng là chất liệu rất tốt để chuyển thể thành một bộ phim hay. Dầu vậy, khi tiếp xúc với “phiên bản” điện ảnh của Lưu Trọng Ninh, nếu đã từng đọc và yêu mến tiểu thuyết Bến không chồng, người xem không khỏi hụt hẫng. Gọi là phiên bản, bởi bộ phim gần như là bản sao của nguyên tác văn chương, nhưng lại là một bản sao có quá nhiều “vấn đề”.

Đọc lại “Bến không chồng”…

QĐND - 15 tháng trước 1284 lượt xem
Doc lai “Ben khong chong”…
QĐND - Với vai trò là những “nhân vật điển hình”, người lính trong tiểu thuyết viết về chiến tranh trước năm 1975 thường bị gạt bỏ những gì thuộc về đời sống riêng tư, tình cảm cá nhân, những vấn đề thuộc về bản năng lại càng bị cấm kỵ. Sau năm 1975, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, cùng với sự thay đổi quan niệm về hiện thực cũng như quan niệm về con người, cái nhìn chiến tranh thay đổi đáng kể trong nhiều tác phẩm. Có thể nói rằng, chưa có thời kỳ văn học nào lại nói nhiều đến nỗi buồn chiến tranh như thời kỳ văn học đổi mới. Đó là nỗi buồn vì quá khứ huy hoàng nhưng nhiều mất mát. Cuộc chiến đi qua còn để lại những ám ảnh bạo lực ghê rợn. Nỗi đau về tinh thần không thể chữa khỏi ngày một ngày hai…
Người lính trong tiểu thuyết “Bến không chồng” của Dương Hướng
                                                                                                Phạm Học
Tôi đã từng đọc tiểu thuyết "Bến không chồng" của Dương Hướng từ khi còn là học sinh phổ thông. Ngày ấy, cái hình ảnh bến không chồng cứ mãi “ám” lấy tôi, tựa như bến sông quê, với những người phụ nữ như cụ cố tôi, như bà tôi mòn mỏi chờ chồng, chờ con đi chiến trận. Và có lần, tôi cũng tự hỏi, không lẽ chỉ có biểu tượng "bến đợi", chỉ có hình ảnh người phụ nữ là trung tâm của tác phẩm này? Còn "con thuyền" - biểu tượng cho sự xê dịch, cho những người lính nữa chứ. Quả vậy, chính hình ảnh những người lính đã hoàn thiện bức tranh "Bến không chồng".

“Bến không chồng”- Bức tranh thê lương thời hậu chiến

(Dân trí)- Từ tiểu thuyết của Dương Hướng, những Nguyễn Vạn, những Nghĩa… đã bước lên màn ảnh với đủ cơ cực, đắng cay của số phận người lính bước ra cuộc chiến. Họ cô độc trên chính mảnh đất, với chính những con người- họ đã từng đổ máu để bảo vệ…

Tiểu thuyết Bến không chồng của nhà văn Dương Hướng được trao giải thưởng của Hội nhà văn năm 1991. Tiểu thuyết đặt câu chuyện của mình trong bối cảnh làng Đông- một làng quê được đặc tả với những nét văn hóa điển hình Bắc Bộ. Không gian bao phủ trong lũy tre, mái đình, cây đa, bến nước. Thời gian bao phủ trong những ngày miền Bắc hối hả vừa lo xây dựng nông thôn vừa chi viện cho chiến trường miền Nam.
Bị thương nặng sau một cuộc chiến, Nguyễn Vạn trở về làng Đông với tất cả thương yêu, nhung nhớ. Vai khoác ba-lô, ngực áo đính đầy huân chương, từ trên đê Nguyễn Vạn phanh ngực nhìn về làng Đông. Nguyễn Vạn đã nghĩ, sự bình yên nằm chính ở nơi đây, nơi anh đã sẵn sàng đổ máu để bảo vệ.
Với ý nghĩ ấy, Nguyễn Vạn đã xông xáo, nhiệt tình với tất cả những công việc của làng xã. Nhưng, đối diện với Nguyễn Vạn là những hủ tục lâu đời của dòng họ. Những hủ tục có thể “bóp nghẹt” cuộc đời một con người. Đối diện với Nguyễn Vạn là lề thói cũ mòn cả trăm năm ở làng quê. Đối diện với Nguyễn Vạn còn là dư luận, là điều tiếng, là nếp sống cũ kỹ…

Vì những hủ tục, những lề thói đã tồn tại cả trăm năm ấy, Nguyễn Vạn không dám sống thật với mình. Ý thức mãnh liệt nhất trong anh là… “giữ gìn hình ảnh”. Anh không thể vượt qua dư luận để… yêu, để được sống như một người bình thường với mưu cầu bình thường nhất về hạnh phúc. Nguyễn Vạn sống trong sự kìm nén bất hạnh. Anh không dám đến với chị Nhân- dù bản năng thôi thúc. Chị Nhân cũng không thể đến với Nguyễn Vạn, chị không thể đến với bất kỳ ai, lý do chỉ vì… chị là vợ Liệt sỹ. Chồng hy sinh khi chị Nhân còn quá trẻ. Chị ở vậy thờ chồng, nuôi con. Chỉ một lần nghĩ về Nguyễn Vạn, chị Nhân đã day dứt không thôi, chị sẽ sống ra sao nếu xóm làng biết chuyện?
Đã có thời như thế, những lề thói cổ hủ nghiệt ngã giết chết những mưu cầu hạnh phúc giản đơn nhất của con người.
Song song với cuộc đời của Nguyễn Vạn là tình yêu bất hạnh của Nghĩa và Hạnh. Cuộc chiến đã cướp đi những người đàn ông khỏe mạnh, cường tráng của làng quê. Chỉ để lại sau lũy tre những người đàn bà mòn mỏi vì chờ đợi. Chỉ để lại trên bến nước mỗi chiều những người phụ nữ, già có, trẻ có, ngồi bên nhau lặng thinh…
Cuộc chiến đã cướp Nghĩa ra khỏi tay Hạnh. Cuộc chiến để lại những cuộc tình duyên cay đắng cho những thiếu nữ xinh đẹp như Cúc, như Thắm… Một đứa con thụ thai vội vã. Một lễ cưới vá víu với người đàn ông bị tâm thần. Hay, một anh chàng thợ ảnh hèn hạ, sở khanh, bỗng trở nên đắt giá ở làng quê…
Những số phận ấy đã góp thêm sự thê lương, buồn thảm cho bức tranh ở Bến không chồng thời hậu chiến.

Cảnh trong phim Bến không chồng (đạo diễn Lưu Trọng Ninh). Chị Nhân
(NSƯT Minh Châu) 3 lần nhận tin báo tử của chồng và 2 con trai... 
Trong những bước ngoặt cùng cực của cuộc đời, Hạnh đã bị xô đẩy vào bế tắc cùng với Nguyễn Vạn. Hạnh có thai. Sau khi sinh con, Hạnh trở về làng. Nguyễn Vạn- người đàn ông đã sống thoi thóp trong lề thói làng xã bao năm, nay biết tin mình có con với Hạnh(con gái của chị Nhân), sự sững sờ đủ để anh quyết định… treo cổ tự vẫn trên cầu Đá.
Cuốn tiểu thuyết của Dương Hướng là bức tranh buồn thê lương ở làng Đông- một làng quê miền Bắc thời hậu chiến. Ở đó, đã không có sự bù đắp nào, không có hạnh phúc nào dành cho những người lính trở về sau cuộc chiến.
Năm 2000, đạo diễn Lưu Trọng Ninh chuyển thể tiểu thuyết Bến không chồng của Dương Hướng thành kịch bản phim. Đã có những tranh cãi về việc chuyển thể, nhưng không thể phủ nhận những thước phim giàu chất điện ảnh mà Lưu Trọng Ninh gửi gắm trong Bến không chồng.

Nguyễn Vạn đã tự vẫn sau khi biết mình có con với Hạnh (con gái
chị Nhân).


Phim có nhiều cảnh quay đẹp. Những bông hoa gạo đỏ rực và những người phụ nữ ngồi lặng thinh trên bến nước như một nỗi ám ảnh.
Bến không chồng vẫn được đánh giá là bộ phim thành công nhất của đạo diễn Lưu Trọng Ninh tính đến thời điểm hiện tại. Bến không chồng cũng là bộ phim có sức ám ảnh dai dẳng nhất về số phận người lính thời hậu chiến.


Hiền Hương
“Bến không chồng”- Bức tranh thê lương thời hậu chiến
8 10 1

4 thg 5, 2012

Dương Thị Nhụn* và văn hóa tâm linh trong “Thuyền nghiêng”

Đặng Văn Sinh
VANTHOVIET.VN » 04/05/2012 | 05:37 Là tiểu thuyết đầu tay, nhưng "Thuyền nghiêng"**của Dương Thị Nhụn được xem như một tác phẩm văn xuôi viết khá chuyên nghiệp. Tính chuyên nghiệp ở đây không chỉ dừng lại ở nội dung phản ánh hoặc hình thức biểu hiện mà nó dường như đã đạt đến độ cân đối khi tác giả xác lập được một tiêu chí thẩm mỹ của riêng mình Là tiểu thuyết đầu tay, nhưng "Thuyền nghiêng"**của Dương Thị Nhụn được xem như một tác phẩm văn xuôi viết khá chuyên nghiệp. Tính chuyên nghiệp ở đây không chỉ dừng lại ở nội dung phản ánh hoặc hình thức biểu hiện mà nó dường như đã đạt đến độ cân đối khi tác giả xác lập được một tiêu chí thẩm mỹ của riêng mình.

15 thg 4, 2012

Phóng sự ảnh



Làng Việt qua chuyến đi thực tế tại Làng Cự Đà, Làng Đường Lâm, Làng Vạn Phúc, Làng Chuông, Phủ Thành Chương...






31 thg 3, 2012

Trò chuyện với văn nghệ sỹ

LTS. Trong cuộc sống và trong công việc, do đặc thù nghề nghiệp, các văn nghệ sỹ luôn phải chịu những áp lực từ nhiều phía. Và để độc giả có điều kiện hiểu hơn về điều này, cũng như là một cách để “giải tỏa” cho chính “người trong cuộc”, bắt đầu từ số báo này, mỗi tuần QNCT  sẽ đưa đến cho bạn đọc một cuộc “Trò chuyện với văn nghệ sỹ”… 
Nhà văn Dương Hướng:
“NẾU SỢ BỊ “SĂM SOI” THÌ KHÔNG THỂ VIẾT ĐƯỢC…”
                                                                      Hoài Giang và Hoàng Long thực hiện  


24 thg 3, 2012

Giải VHNT Hạ Long lần thứ VII, một cách nhìn rất mới về VHNT ỏ Quang Ninh

Đồng chí Nguyễn Đức Long, Phó BT- Chủ Tịch Hội Đồng Nhân Dân tỉnh QN Trao giải thưởng.

TNc: Buổi sáng hôm nay, nhà văn Dương Hướng nhận Giải nhất văn xuôi Giải Hạ Long lần thứ VII thì buổi chiều Trần Nhương và Hoài Giang đã cùng chia vui với Dương Hướng tại TP Hạ Long. Hoan hô lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh và Hội VHNT Quảng Ninh đã đánh giá đúng Dưới chín tầng trời.
Hoai Giang
Sáng nay 22 tháng 3 năm 2012 tại Quảng Ninh – UBND tỉnh đã trao giải thưởng Văn nghệ Hạ long lần thứ VII (2006 – 2010) với 62 tác phẩm cho 6 thể loại, trong đó 6 giải nhất của 6 thể loại thuộc về các tác giả sau: Đỗ Hòa An thể loại Âm nhạc; Lê Minh Đức thể loại Mỹ thuật; Dương Hướng thể loại Văn xuôi; Phạm Mạnh Hùng thể loại Nhiếp ảnh, Lê Nhật Trường thể loại Múa; Lê Văn Quang thể loại Kiến trúc. Ban tổ chức cũng trao 14 giải nhì, 21 giải ba và 21 giải khuyến khích.

4 thg 3, 2012

Vì sao có nhiều sóng gió ở các hội văn nghệ địa phương?

KIẾN MINH

Thời gian trước, cách đây chưa lâu lắm, trên văn đàn Việt Nam từng có cuộc tranh luận về có nên duy trì sự tồn tại của Hội Văn nghệ địa phương (VHNT) hay không. Cuộc tranh luận cuốn hút nhiều nhà văn, nhà báo, rộng khắp trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Không chỉ có các báo, tạp chí thuộc lĩnh vực VHNT mới “chạy theo” cuộc tranh luận này, mà ngay cả các báo, tạp chí đời sống xã hội, hoặc trên các lĩnh vực khác cũng quan tâm không kém.

7 thg 2, 2012

Nguyễn Duy Liễm

ThuyÒn Nghiªng
(Một phát hiện của Dương Thị Nhụn)
         
Nông thôn là một đề tài sẽ còn mãi sự thu hút người cầm bút.
Còn mãi đó những: Bước đường cùng; Tắt đèn; Làng; Chí Phèo của các cụ: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Kim Lân, Nam Cao. Và vừa mới đây thôi là: Bến không chồng của Dương Hướng; Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường…

Vậy với: Thuyền nghiêng, Dương Thị Nhụn là thế hệ cầm bút giữa thứ hai và thứ ba. Chị đã phát hiện gì trong đề tài này?
***
Với Thuyền nghiêng, Dương Thị Nhụn khẳng định lại: Dòng họ là một kết cấu thu nhỏ của xã hội. Nên với họ Hoàng sống chen chúc với gần ba mươi dòng họ khác tại làng Đông Phong đang là một xã hội ồn ã! Từ đây câu chuyện được kể ra và khai thác đến triệt để mối quan hệ chằng chéo giữa một cộng đồng cùng huyết thống nhằm chuyển tải một ý tưởng văn học.

25 thg 1, 2012

Đón xuân năm rồng

Năm mới mời các bạn xem phóng sự ảnh chào xuân 2012 của hội văn học nghệ thuật QN

Nhà văn Lê Toán Chủ tịch HVHNT tỉnh đọcdiễn văn khai bút Xuân mới Nhâm Thìn 

Các ông đồ mới tặng chữ các văn nghệ sỹ


Nhà báo Ngô Mai Phong tặng chữ phó ban tuyên giáo tỉnh uỷ QN Phạm Hồng Cẩm


 Triển lãm ảnh của các nghệ sỹ nhiếp ảnh Quảng Ninh

Chúc mừng nhà văn Lê Toán nhận huân chương Lao động hạng 3

18 thg 1, 2012

Mùa xuân đến thăm Giai Tử

 Vào chiều cuối năm rét ngọt, tôi bắt Tắc xi đến đón anh Nguyễn Thế Hùng chi hội văn học nghệ thuật TP Uông Bí tới thăm nhà Giai Tử, trao quà tết của chi hội nhà văn Việt Nam tại Quảng Ninh, và trao ẩn phẩm, tiền nhuận bút cho tác giả Giai Tử. Lần đầu tiên cách đây hai năm tôi đến thăm, Giai Tử vẫn còn ở gian nhà nhỏ mà tôi gọi vui là “Lều văn” - tài sản của Giai Tử chỉ có chiếc ty vi nhỏ và chiếc đài cũ kỹ, đến nay tác giả đã có căn nhà Tình Nghĩa, hội phụ nữ thành phố Uông Bí xây tặng, trong nhà đã có bộ bàn ghế, máy vi tính nối mạng để Giai Tử cập nhật tin tức và sáng tác. Tôi xúc động khi xem phim phóng sự của Hải Yến nói về Giai Tử. Phim được giải bạc liên hoàn phim toàn quốc năm nay. Giai Tử là tác giả của những truyện ngắn: Quả Đêm, Dự Mưu… ghi dấu ấn trong lòng bạn đọc vài năm gần đây. Giai tử có một hoàn cảnh đặc biệt, anh bị tai nạn gẫy hai chân quanh năm suốt tháng phải ngồi xe lăn.  Đầu xuân, tôi và bạn văn, cùng độc giả xa gần chúc Giai Tử có nhiều niềm vui trong cuộc sống và trong sáng tác mới.

 Giai Tử đã có máy vi tính nối mạng, và sáng tác trên máy vi tính.

Nhà văn Dương Hướng trao ấn phẩm Tập Tuyển chọn truyện ngắn QN và tiền nhuận bút cho Giai tử




Nhà văn Dương Hướng trao quà tết cho Giai Tử


Ngôi nhà cũ của hai mẹ con Giai Tử


\
 Ngôi nhà mới Hội phụ nữ TP Uông Bí tặng cho gia đình Giai Tử

14 thg 1, 2012

Chi hội nhà văn Việt Nam tại Quảng Ninh


Ngày 13/1/2012 chi hội nhà văn Việt Nam tại Quảng Ninh đã tổ chức tổng kết công tác năm 2011- Ra mắt tập thơ chon lọc của các nhà văn hội viên của chi hội- chào mừng ngày thơ quốc tế lần thứ nhất tại Quảng Ninh- Nhà văn Lê Toán (hội viên mới) ra mắt chi hội. 11h mở tiệc tất niên tại nhà hàng  Xóm Vắng.




Các hội viên chi hội nhà văn Việt Nam tại Quảng Ninh


Nhà văn Dương Hướng tặng hoa nhà văn Lê Toán


Nhà Thơ Mai phương tặng hoa nhà thơ Trần Tâm

Nhà văn Vũ Thảo Ngọc cài huy hiệu nhà văn cho nhà văn Lê Toán