Nguyễn Duy Liễm
ThuyÒn Nghiªng
(Một phát hiện của Dương Thị Nhụn)
Nông thôn là một đề tài sẽ còn mãi sự thu hút người cầm bút.
Còn mãi đó những: Bước đường cùng; Tắt đèn; Làng; Chí Phèo của các cụ: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Kim Lân, Nam Cao. Và vừa mới đây thôi là: Bến không chồng của Dương Hướng; Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường…
Vậy với: Thuyền nghiêng, Dương Thị Nhụn là thế hệ cầm bút giữa thứ hai và thứ ba. Chị đã phát hiện gì trong đề tài này?
***
Với Thuyền nghiêng, Dương Thị Nhụn khẳng định lại: Dòng họ là một kết cấu thu nhỏ của xã hội. Nên với họ Hoàng sống chen chúc với gần ba mươi dòng họ khác tại làng Đông Phong đang là một xã hội ồn ã! Từ đây câu chuyện được kể ra và khai thác đến triệt để mối quan hệ chằng chéo giữa một cộng đồng cùng huyết thống nhằm chuyển tải một ý tưởng văn học.
Tôi nghĩ tác giả đã thành công!
Thông qua một loạt những nhân vật, hầu hết là những người của gia tộc họ Hoàng. Người đứng đầu dòng họ là ông Tấn – một chiến binh đã trải qua thời đạn bom khói lửa nay mang bệnh tật đầy mình, đang phải sống lắt lẻo, nhưng lại là chỗ tựa – người cầm lái thứ nhất trên con thuyền đang nghiêng ngả của dòng họ Hoàng. Người đứng cạnh ông là ông Vấn – anh em con chú bác với ông – một anh hùng trong chiến tranh ngực còn lấp lánh những huân chương. Và là những sĩ quan cao cấp của quân đội nghỉ hưu. Nay đứng làm phụ tá cho ông trưởng họ để điều hành duy trì trật tự gia phong dòng tộc. Sau hai ông là một loạt những ông Hình, ông Thìn, ông Hiển, ông Thắng, ông Hùng. Rồi cùng với lớp cháu con: Bằng anh, bằng em, Công, May, Vớ, Tố, Hãn…Những kẻ kế cận của họ Hoàng. Các gương mặt được tập hợp lại tạo thành một bộ mặt xã hội đương đại.
Từ cách nghĩ và lối sống của những con người ấy là những xung đột liên tiếp xẩy ra gây lên biến động trong dòng tộc. Làm cho cái nền nếp gia phong vốn đã chắp vá mong manh càng tả tơi xuống cấp.
Tác giả đã dàn dựng hàng loạt các tình tiết.Từ chuyện cha con ông Hình sử dụng sự ngu dốt của vợ, dùng miếng ăn nhử mồi khống chế bắt hắn phá hại.Thành quả lao động của người trong làng trong họ .Chỉ vì đố kị, gen ăn tức ở, nhỏ nhen thiện cận không muốn “Trăng ở nhà hàng xóm sáng hơn trăng nhà mình”. Cha con Hình tự gây thù chuốc oán, làm rối rắm nền an ninh trật tự trong làng xã, họ tộc.
Chuyện về cô Hãn một đứa con không rõ gốc gác được người làng Đông Phong cưu mang, lớn lên thành một bông hoa đặc trưng mang hương đồng cỏ nội. Cô không được cộng đồng làng Đông Phong chấp nhận nhưng lại là bông hoa thơm truyền tay tán thưởng của cánh đàn ông làng Đông Phong. Không thuộc riêng ai Hãn buông thả để làm thỏa mãn tất cả .Việc ấy gây nên nỗi bất hòa, bất bình cho cánh đàn bà làng Đông Phong
Tố . Một trai đinh họ Hoàng học hành chỉ đến lớp bẩy, bỏ làng ra thành phố rồi trở thành tỷ phú . Người họ Hoàng không biết Tố làm giầu bằng cách nào? Thầu xây dựng ? Buôn ma túy? Thầu gái? …Tất cả nghi vấn về Tố còn trong sự mờ ám. Chỉ biết tiền đã nâng tầm cho Tố.Tiền đã biến Tố từ kẻ ít học thành sang trọng, hào phóng, quyền lực. Tố sẵn sàng mở hầu bao ban phát lại cho người họ Hoàng.Trong con mắt người họ Hoàng Tố là thần tượng nhưng cũng là kẻ bị coi thường khinh thị về hành trình mờ ám. Song một sự hiển nhiên thì cứ rành rành : Tố đem những đồng tiền mờ ám ấy thao túng khiến được cả dòng họ phải ngả nghiêng theo hắn. Ông Tấn, ông Vấn những người cầm lái chịu sào lèo lái của dòng họ bấy lâu bỗng thành bất lực thụ động rồi a dua theo sự sắp đặt của Tố.
Vớ - một đứa trẻ bị bỏ rơi được người họ Hoàng nuôi dưỡng sớm mồ côi thiếu giáo dục,Vớ thành thiểu năng rồi bị chính người họ Hoàng sử dụng làm công cụ phá hại chia rẽ đoàn kết trong họ.
Trong đám trai đinh của họ Hoàng thì bằng anh bằng chị, Công là những thanh niên ít học nên nhìn nhận cuộc sống nông cạn thiển cận, lúc nào cũng xưng xưng giương cái tôi của mình lên. Chúng ngổ ngáo, gây gổ với mọi người thậm chí còn bắt trộm trâu mang ra mộ cụ tổ Hoàng Sang- Thủy tổ họ Hoàng làm thịt…
Hãn – xin nói thêm về nhân vật này: sau những tháng năm buông thả cô tự vấn, rồi nhận ra sự mông muội của mình. Hãn tìm đến Vớ cải tạo Vớ. Cùng Vớ gắn bó tạo nên một tổ ấm an bài cho cả hai cuộc đời. Và ban đầu cô đã thực hiện được điều đó. Họ đang sống trong hạnh phúc và chờ đón đứa con ra đời. Nhưng họ lại chưa được họ Hoàng giang tay đón nhận chỉ vì cái quá khứ. Thật vô lý thay và cũng lạ đời nữa. Hãn chính là thành quả, hậu quả - thứ sản phẩm do chính họ Hoàng tạo ra để lại (!)
Tất cả mớ chuyện hỗn độn xẩy ra làm bại hoại gia phong lề nếp gia tộc họ Hoàng. Hội đồng dòng tộc không tìm căn nguyên giải quyết. Đây là cốt lõi của vấn đề mà Dương Thị Nhụ muốn đặt ra trong Thuyền Nghiêng?
Căn nguyên. Nó nằm trong đầu những con người đang sống sờ sờ ra đó. Nhưng hội đồng gia tộc đem quy cho do động mồ động mả. Do hướng từ đường. Kinh nghiệm của một quá khứ vàng son với những vinh quang hiển hách đầy kiêu hãnh cũng chẳng giúp được gì cho những người đang đứng trong vị trí bao quát như ông Tấn ôngVấn. Bởi bất lực nên càng lúng túng trước sự rối ren xuống cấp của dòng tộc. Luẩn quẩn vì không tìm ra thuốc chữa nên họ phải chưng ra, tô vẽ mớ giáo lý sờn cũ, những vinh quang phù phiếm hồn ma đã chết .Tấm bình phong đã lỗ chỗ tả tơi của một quá khứ, cố trương lên che chắn được chỗ nọ lại hở chỗ kia.Thành thử chẳng mấy thuyết phục gì, còn bên trong bức màn ấy chỉ là một mớ bùng nhùng đang đạp quậy.
* * *
Con người vốn là sản phẩm của xã hội. Con người nào xã hội ấy bởi xã hội là kết quả tư duy, từ tưởng con người tạo ra. Sự tương quan giữa con người và xã hội vô cùng chặt chẽ mà cũng rất phức tạp. Nhưng nó vốn là kết cấu bền vững. Vậy mà yếu tố con người ở đây ít được xem xét và tôn trọng đúng mực – nó bị tách ra. Dương Thị Nhụn đang đề cập đến vấn đề này? Cuốn tiểu thuyết Thuyền Nghiêng của chị đang vạch ra cái vòng luẩn quẩn mà xã hội chúng ta suốt nửa thế kỉ qua đã mấy lần thay đổi phương thức để nhằm cải tạo con người (?) Việc phá đình chùa, chống mê tín dị đoan của thế kỷ trước mà tác giả đề cập đến trong chương đầu tiểu thuyết Thuyền Nghiêng là một trích dẫn nhằm cải tạo con người; nhưng chúng ta đâu có cải tạo được gì . Đi suốt một đoạn đường loằng ngoằng giờ nó hoàn nguyên. Và chuyện về dòng họ Hoàng ở làng Đông Phong đang chứng minh điều đó.
Chính vì không tìm ra căn nguyên gây nên cái không khí hỗn độn, u ám bế tắc ở làng Đông Phong làm người họ hàng lúng túng khiến họ tìm cách xoay trở lại hướng từ đường – xoay một thứ: Tĩnh mong thay đỗi để chấn được cái: Động – đó là con người. Liệu có mâu thuẫn? Nhưng đến khi xây dựng từ đường để tôn vinh hồn cốt, cốt cách – thành trì cố hữu của một dòng họ để cháu con nương náu tinh thần mà hướng tới lại dùng một thứ vật liệu mọt ruỗng sắp bỏ đi rồi đem chắp vá, phù phép khỏa lấp vàng son giả tạo ra ngoài. Vậy mà “ hội đồng gia tộc” vẫn à uôm tán thưởng .
Vậy thì sự bền vững ở đâu? Từ đây mà suy rộng ra mãi ra (…)
Dương Thị Nhụn đã cố công phát hiện này. Và văn chương sẽ được phát tác nhờ những phát hiện này chăng (? !)
Không ồn ào to tiếng lộng ngôn, không triết lý loằng ngoằng rối rắm. Viết dung dị. Nói chân thật. Nhưng lối viết mang tính trào lộng. Không trào lộng từng câu chữ mà bằng lối cười cợt ẩn dụ kín đáo, tỏ ra rất bản lĩnh, tác giả đã đưa không khí tiểu thuyết đến những cao trào, tạo không khí tiểu thuyết luôn luôn sôi động níu kéo người đọc vào trang viết . Điều này Dương Thị Nhụn đã thanh công trong cách viết của chị.
Dương Thị Nhụn là lớp người sinh ra trong chiến tranh. Chị trưởng thành trong khi đất nước đã hòa bình. Có lẽ vậy mà chị hiểu chiến tranh , hiểu về người lính qua cảm nhận về cha anh nên khắc họa về họ, về chiến tranh chưa thực xác đáng. Vì ít thực tế nên những trang viết ấy chưa rung động thuyết phục. Nhưng bù lại chị suy diễn tâm lý của con người đã trải qua trong chiến tranh vẫn còn bị ám ảnh về nó lại rất thực, rất sống động, sâu sắc. Đó là nhân vật Húng . Mẫu nhân vật này cũng là một phát hiện của Thuyền Nghiêng .
Húng là ai?
Phải chăng Húng cũng là một đại diện cho một bộ phận người vừa ngoi ngóp ra từ cuộc chiến tranh quá tàn khốc nên vẫn mơ mơ tỉnh tỉnh giữa cái mất còn ? !
Húng còn là một thực tại. Một nạn nhân ngồn ngộn, nhan nhản của một tư tưởng cực đoan thực dụng , vừa cục bộ vừa ngu dốt mà thời cuộc tạo ra? Kiến thức đầy mình, tuy cấp tiến đấy, có thực tài đấy mà không biết không được đem sử dụng vào đâu, bởi ai cần! Húng thành thứ nguyên liệu quý hiếm, đặc biệt đem vứt lăn lóc xó xỉnh. Húng như kẻ thẳng lưng trong thế giới người gù mà ai đó đã kể. Và cuối cùng một tài năng như Húng đi đến diệt vong
Trào lộng trong xót xa, dưới ngòi bút khá sắc sảo, Dương Thị Nhụn đã để lại một nỗi buồn đau tiếc nuối man mác ngấm vào người đọc về nhân vật này .
Tạo những tình tiết bất ngờ dồn dập gây tình huống căng thẳng rồi tháo rỡ dàn xếp để người đọc thấy hợp lý chặt chẽ trong tiểu thuyết là một điều không dễ cho người viết. Đây với những vấn đề vừa nói mà Thuyền Nghiêng gợi ra càng đòi hỏi người viết phải “cao tay” có lẽ vậy mà Dương Thị Nhụn phải mượn đến giải pháp ảo?
Chúng ta đang sống trong cõi u u mê mê , đang còn lẫn lộn cõi thực với cõi ảo thì Dương Thị Nhụn mượn đến cõi tâm linh hư ảo để giải quyết những tình huống trong chuyện cũng là hợp lẽ. Nhưng đối với trường hợp để bộc lộ thân phận thật của Hãn nhằm bổ sung trong phần đã khẳng định trong tiểu thuyết về sự xuống cấp thuần phong mĩ tục, đạo lý luân thường thì dễ chấp nhận. Nhưng với trường hợp của Tố bị trừng phạt trước tổ tiên ngay trong lúc động thổ xây lại từ đường họ Hoàng xem ra có phần gượng gạo chăng? Người đọc hẳn sẽ đặt một câu hỏi :
- Vậy vai trò của con người đâu rồi? Hay đây cũng là một ẩn ý của Thuyền Nghiêng mà tác giả cố tình giàn dựng ? Những loại người như Tố vẫn nhơn nhơn tồn tại song hành cùng mọi thế lực. Tình tiết Tố bị quả báo còn nằm trong sự trông chờ gửi gắm của tác giả (?!)
Thân phận Hãn được phơi bầy nhờ sự nhập đồng của bà Hiên mẹ cô tiết lộ: Hãn là giọt máu rơi của ông Hình tạo ra thời trai trẻ rồi cố tình chạy làng chỉ gây tính bi ai cho tiểu thuyết, điều này không có gì đặc biệt . Chỉ đến lúc cuốn tiểu thuyết gần khép lại rồi, sự việc mới được tác giả cho òa ra về những diễn biến thực của hai nhân vật được xây dựng làm chính diện trung điểm cho bố cục : Húng và Vấn người được xem là trung tâm mẫu mực của họ Hoàng rốt cuộc cũng phải lộ ra cái phần người bằng xương bằng thịt . Đó là cái tôi trong cái ta trong con người của nhân vật Vấn làm ta giật mình suy ngẫm về cái phần vai vế cốt yếu của một xã hội được chính những con người của xã hội ấy duy trì. Chẳng có cái tích cực triệt để nào. Một anh hùng như Vấn vẫn sống với hai bộ mặt ( Vẫn tạo ra phần tích cực giả tạo rồi bố chí em trai mình – Húng ra nước ngoài đào tạo để Húng vừa thành đạt vừa được an toàn) Vậy một xã hội được duy trì, cầm trịch của những người như Vấn sẽ là xã hội gì ?
Vấn đề này Thuyền Nghiêng chỉ gợi ra đôi chút phảng phất đủ lóe lên đôi điều trăn trở để người đọc suy gẫm .
Còn sự ra đi của Vấn là một bước ngoặt ! Vàng son của một thời oanh liệt cũng không giúp Vấn lèo lái được con thuyền đang nghiêng ngả của họ Hoàng nên :
- Vấn mệt mỏi bất lực trước mọi sự chao đảo ngả nghiêng của dòng tộc?
- Điều tất yếu của sự tiến chuyển đẩy Vấn về quá khứ cùng với những vinh quang hiển hách của ông để giữ mãi cho lịch sử một ấn tượng đẹp.
-Ông đã hoàn tất một bổn phận .
Chính Vấn cũng đã nhận ra: không có mình mọi sự vẫn tiến chuyển. Nhưng gì sự ra đi của nhân vật này vẫn làm ta…ngậm ngùi. Rồi buộc ta lại liên tưởng đến cái chết của nhân vật Trần Tăng và nấm mộ của ông được người làng Đoài chôn táng tai mả Rốt trong tiểu thuyết Dưới Chín Tầng Trời của Dương Hướng.
* * *
Thuyền Nghiêng Dương Thị Nhụn không đi theo lối mòn của các tác giả trước. Chị chỉ mượn đề tài nông thôn mượn chuyện của người nông dân để chỉ ra những bất cập của xã hội mình phát hiện.
Cuốn sách khép lại nhưng câu chuyện chưa thể kết thúc . Tình tiết cuối chuyện là sự ra đi của nhân vật Vấn chỉ là giả tưởng (?) Thì ta cứ soi vào kim cổ mà suy xét :
Quyền lợi và tham vọng nó gắn chặt với quyền lực của một triều đại .Và sự cố vị cũng là một bản chất cố hữu nên Vấn chưa thể tách ra thành ngoại lệ . Liệu những thực tại của dòng tộc có thức tỉnh được Vấn như tác giả mong muốn? ! Ở đây thấy sự ra đi quá nhẹ nhàng của Vấn làm ta nghi ngờ . Nên tôi nói tình tiết này trong Thuyền Nghiêng đặt ra chỉ là giả tưởng. Đấy là tác giả dọn chỗ chờ một tư tưởng – mở .
* * *
Thuyền Nghiêng, gần ba trăm trang, tiểu thuyết của tácgiả Dương Thị Nhụn được nhà X B Q Đ ấn hành tháng 10/2011. Với sự cảm nhận của người đọc tôi nghĩ nó chưa phải là toàn bích. Còn có những tình tiết gượng, dàn trải tỉ mẩn kể lể về những chi tiết phụ kém hấp dẫn làm người đọc sốt ruột - tỷ như chương nói về cuộc sống của Húng, Hải trong chiến trường …Nhưng khi gấp sách lại rồi ngồi mà ngẫm nghĩ thấy : một tư tưởng, một tấm lòng một trách nhiệm trước cuộc sống của người cầm bút như tác giả Thuyền Nghiêng rất đáng để trân trọng . Xin kết thúc bài viết bằng sự phát hiện của chị :
“Ba bề bốn bên là nước. Mảnh đất làng Đông Phong nơi trú ngụ của dòng họ Hoàng cùng với ba chục dòng họ khác giống như một con thuyền .Mà bên này chênh, vênh với bên kia đến mười lăm độ - con thuyền ấy đang nghiêng”
Đầu xuân Nhâm Thìn khai bút
N.D.L : Đ T : 0984053771.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét