25 thg 11, 2011

THÔNG BÁO TUYỂN CHỌN TRUYỆN NGẮN HAY


Nhà văn Dương Hướng và nhà báo Ngô Mai Phong đang tiến hành tuyển chọn những truyện ngắn hay của các tác giả trẻ trong cả nước (ở độ tuổi sinh 1975 đến 1995). Nội dung của tác phẩm được tuyển chọn phản ánh mọi mặt đời sống xã hội Việt Nam đương đại. Chúng tôi thực hiện việc này với mục đích chọn được ở các bạn trẻ những tác phẩm hay một cách vô tư theo góc nhìn riêng của mình chỉ với tiêu chí duy nhất là hay. Những tác phẩm được tuyển chọn, tác giả được trả nhuận bút xứng đáng và một ấn phẩm trong đó có tác phẩm của bạn. Bạn hãy viết cảm nghĩ về sự nghiệp sáng tác của bạn (không quá 60 từ) gửi kèm theo ảnh chân dung của bạn khổ 4x6. Mối bạn có thể gửi từ 1-3 tác phẩm để chọn lấy 1 tác phẩm hay nhất. Tác phẩm xin gửi theo địa chỉ Mail: duonghuongqn@gmail.com hoặc thienluong07@gmail.com
Thời gian nhận tác phẩm kể từ ngày thông báo 26/11/2011
 Rất mong được sự hưởng ứng của các bạn viết xa gần.
  
  

21 thg 11, 2011

Nhà văn Nguyên Ngọc: Chuyện phiếm từ tiểu thuyết đến phóng sự


Những ngày này muốn tìm gặp nhà văn Nguyên Ngọc rất dễ. Ông gần như “thường trực” ở Đại học Phan Châu Trinh, phố cổ Hội An. Là Chủ tịch Hội đồng quản trị, nhưng ông đích thân tìm chọn nhà báo tham gia đứng lớp ngữ văn-truyền thông cho trường.

Khi ông chọn ai, thường thì người ấy chỉ còn cách là “dạ”, dẫu bận mấy cũng khó lòng nói không. Tôi đã “dạ” như thế và gặp lại ông sau nhiều năm. Ngồi với ông ở quán bia, hay trong bữa cơm bình dân bờ sông Hoài quãng còn hoang vắng (nơi có món cá-đối-kho-dưa ông thích, đến mức “tên” nhà quán trong danh mục điện thoại của ông là Cá đối!), tôi thường né “đề tài” giáo dục mà chỉ muốn nghe chuyện phiếm văn chương từ cách nhìn và lối bình luận của riêng ông.

 
Nhớ một chuyện đến nay còn mang tính thời sự, tôi hỏi nhà văn Nguyên Ngọc là người đã “bỏ phiếu” cho “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh đoạt giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1991? Nhà văn gật đầu:


- Sự thể thế này, hồi ấy tôi làm Trưởng ban Sáng tác của Hội Nhà văn. Ban Sáng tác có nhiệm vụ chuẩn bị và phục vụ cho lãnh đạo Hội làm giải thưởng hằng năm, trong có việc đề nghị các Hội đồng sơ khảo và chung khảo. Trước đó Hội vẫn theo nếp Ban Chấp hành đồng thời là Hội đồng chung khảo. Tôi đánh giá cao tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh nhưng thấy chung khảo là Ban Chấp hành gồm 9 người, thì tác phẩm này rất khó lọt vào giải.


Với tư cách Trưởng ban Sáng tác, tôi đề nghị một danh sách chung khảo khác, với lý lẽ: Khi bầu Ban Chấp hành Hội người ta không bầu những nhà văn giỏi nhất, mà chọn những người có khả năng hơn cả nhằm đảm nhiệm những công việc cụ thể của Hội, như công tác tổ chức, công tác đối ngoại, công tác hội viên... Vậy để làm tốt giải thưởng nên có một Hội đồng chung khảo khác gồm một số thành viên Ban Chấp hành, cùng một số nhà văn có tài năng, có uy tín và công tâm ngoài Ban Chấp hành. Lý lẽ đó thuyết phục được Ban Chấp hành và chúng tôi đã thành lập được một Hội đồng chung khảo gồm 9 người, có cả các nhà văn Vũ Cao, Lê Ngọc Trà, Bùi Hiển… Chính Hội đồng chung khảo ấy đã chọn được ba tiểu thuyết thật đáng giá để trao giải văn xuôi năm 1991: “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh, “Mảnh đất lắm người nhiều ma” của Nguyễn Khắc Trường và “Bến không chồng” của Dương Hướng. Cho đến nay giải thưởng năm 1991 vẫn được coi là “hay” nhất trong các giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam. Riêng đối với “Nỗi buồn chiến tranh” tôi dự kiến đạt được 5/9 phiếu là thắng lợi rồi, nhưng khi bỏ phiếu kín thì được đến 7/9.


Nhà văn Nguyên Ngọc
Nhà văn Nguyên Ngọc
20 năm sau chính ông lại “bỏ phiếu” cho “Nỗi buồn chiến tranh” khi tham gia Hội đồng xét tuyển của Giải Sách hay 2011 (www.sachhay.com). Thực lòng, tôi chưa thỏa mãn cách diễn giải của anh Giản Tư Trung, đại diện nhà trao giải: “Dù là tác phẩm hay, đôi khi chúng chỉ nổi lên ở một giai đoạn nhất định. Nếu được trao giải, đây sẽ là cơ hội cho những tác phẩm trong quá khứ được sống lại, được đưa đến bạn đọc và có sức sống với thời gian”. Theo tôi, trao giải không phải là trao cơ hội sống lại cho những tác phẩm hay trong quá khứ. Nhà văn Nguyên Ngọc giải thích thêm về việc này:

10 thg 11, 2011

16 văn nghệ sỹ Quảng Ninh đi Trung Quốc

Dương Hướng
10 ngày 9 đêm trên đất nước láng giềng, nghe thì nhiều nhưng đây là ần đầu tiên tôi được tận mắt nhìn và hiểu phần nào về TQ.
- Đến TQ điều mà ai cũng dễ nhận ra cảnh quan sông núi hùng vĩ, đất đai rộng lớn, người đông đúc. Nhà nước giàu, luật lệ nghiêm, nhưng dân tình còn nghèo khổ. (Sự chênh lệch giàu- nghèo quá lớn) Những tập đoàn, những đại gia, họ kinh doanh rất giỏi, có tầm nhìn xa, đua nhau khoe sắc, khoe tài, làm kinh tế bằng đủ mọi hình thức để tận thu lợi nhuận. Giao thông hiện đại... Điều mà ít người nghĩ đến khi nhìn thấy các dãy nhà “tập thể” của các hộ nông dân giống nhau như đúc nằm rải rác dọc hai bên đường từ Bắc Kinh đi Thượng Hải. Đây là hậu quả của cuộc  cách mạng văn hoá gom dân vào “Công xã”, người dân phải sống trong các căn hộ tập thể đó từ bao năn nay không sao vượt lên được bởi những quy định rất nghiêm ngặt về luật đất đai thuộc toàn quyền sở hữu của nhà nước. Suốt mười ngày rong ruổi từ Thượng Hải, Hàng Châu, Tô châu, dọc tuyến đường từ Tượng Hải Bắc Kinh hàng ngàn cây số , tôi không thấy bất kỳ một làng xóm nào có cảnh cây đa bến nước sân đình giống các làng xã Việt Nam như làng Quan Họ Bắc Ninh.
- Trung Quốc, từ nhà nước đến người dân họ có ý thức rất rõ về bảo tồn mọi giá trị văn hoá và biết khai thác triệt để giá trị đó để thu lợi về kinh tế. Họ thương mại hoá tất cả mọi lĩnh vực. Ví dụ trong du lịch họ rất tinh tế, tài tình dùng mọi điển tích, huyền thoại, uy danh của của các bậc đế vương, tướng lĩnh qua các triều đại gắn vào các sự vật, sự kiện, để tôn vinh thu hút khách thập phương. Hòn đá vô tri vào tay họ cũng thành thần thánh thiêng liêng, giá trị. Điều này chính ông chủ gốc Việt quê Thanh Hoá sang Trung Quốc làm ăn thành đạt đã tiết lộ chuyện nhập thô đá quý từ Đà Nẵng sang chế biến thành đồ trang sức như vòng, dây chuyền. Đặc biệt hơn cả họ chế tác thành con tỳ hưu trị giá tới tỷ đồng. Các đại gia mua tỳ hưu về đặt trước trụ sở, khách du lịch mua về cầu may. Tỳ hưu có tác dụng thu tài hút lộc mang phước lành đến cho mọi người.


Đoàn VNS QN đến Thiên AN Môn



Nhà thơ Nguyễn Châu

Nguyễn Thu Hà, phó chủ tịch hội đang chụp ảnh lưu niệm thì nhận được điện
của chủ tịch hội VN tỉnh Lê Toán thăm sức khỏe đoàn

Tháp truyền hình ở Thượng Hải








Cố cung

Vạn lý trường thành



Chánh văn phòng hội Thuý Mơ

Trần Chiểu, tác giả của 8 tập tiểu thuyết



Vợ chông Tần Cối phạm tội phản chủ bị đúc tượng trừng phạt

Sen Tây Hồ


Đoàn đang chuẩn bị đi du thuyền Tây hồ