27 thg 6, 2011

Gặp gỡ Hạ Long


Anh 1: Nhà văn Nguyễn Khắc Phục (Đầu bạc)

:“Cũng vào tầm này của năm 1965, lớp ta tan đàn để bươn trải vào trong cái mông mênh của xã hội…” Trải qua 46 năm, nay mới lại có cuộc gặp mặt thật xúc động- cả đám học trò lớp 10 nay đã thành “các cụ” mà vẫn mày mày tao tao- nụ cười hoà cùng nước mắt…
   Báo Hạ Long kỳ này trân trọng giới thiệu sáng tác mới nhất của nhà văn Nam Ninh nhân chuyến đi thực tế về khu mỏ cùng các nhà văn do Ban đề tài Hội nhà văn Việt Nam phối hợp với Chi hội nhà văn Việt Nam tại Quảng Ninh, Tập đoàn TKV tổ chức vào cuối tháng 5/2011.
Gặp gỡ Hạ Long
Ký của Nam Ninh

Chúng tôi, là lớp học sinh phổ thông từ thập kỷ 60 của thế kỷ trước, cho đến bây giờ, mỗi khi nhắc đến hai tiếng Hồng Gai đều gợi lên trong lòng cảm giác chộn rộn, ký ức cứ trải ra dần, buồn vui muốn khóc. Hồng Gai hồi đó yên ả thanh bình, không hiện đại, xô bồ, inh ỏi như ngày nay. Hồi đó đêm đến còn nghe thấy cả tiếng những gòong than va vào nhau lịch kịch, vần nhìn thấy chiếc cần cầu cần mẫn quay vòng đổ than xuống tàu ở Cảng; mặc dù ở giữa thị xã, có cả một bãi than của Xí nghiệp Tuyển than mà vẫn thấy Hồng Gai sạch sẽ, không hiểu không gian trong sạch hay lòng người yên ả!

15 thg 6, 2011

Làm gì khi đất nước còn nghèo

Xin phép Nguyễn Hoà cho bài này lên trang nhà mình cho sang- Một bài viết hay, đầy trách nhiệm của người cầm bút.

Làm gì khi đất nước còn nghèo?


NGUYỄN HÒA


Đất nước còn nghèo, vậy mà đáng lẽ phải đồng tâm, hiệp lực giúp cho đất nước giàu mạnh, thì nhiều người trong chúng ta lại thực hành những lựa chọn văn hóa không tương ứng với điều kiện kinh tế của đất nước mình. Nhậu nhẹt đang trở thành một thứ quốc nạn mà nếu thừa nhận, nhiều nhà chức trách cũng phải bóp mồm, bóp miệng. Hội hè đình đám đã và đang trở thành một xu hướng tiêu tiền hợp pháp, vì người ta nhân danh văn hóa, nhân danh truyền thống, nhân danh tấm lòng đối với tổ tiên, thì làm sao có thể bác bỏ. Nhầm lẫn khái niệm và ước mơ... kỷ lục, dăm năm trở lại đây, một số địa phương thi nhau làm hồ sơ đăng ký di sản văn hóa với UNESCO. Để làm hồ sơ, không ít kinh phí đã được chi ra, không ít hội thảo đã được tổ chức. Đón cái bằng chứng nhận về treo ở nơi trang trọng, để thi thoảng nhà chức trách ngắm nghía hoặc khoe với quan khách, còn dân bản địa, liệu có bao nhiêu người hào hứng? Nhưng “một miếng giữa thế giới” chắc phải hơn “một sàng trong nước”!? Và vì thế, trên báo Tuổi trẻ ngày 26.4.2010, nhà văn Nguyên Ngọc đã nói: “Tình trạng đó thật sự là một tấn “bi hài kịch”. Nó thậm chí còn có thể kéo những người đứng đắn ra xa khỏi các hoạt động văn hóa vốn dĩ rất đáng được coi trọng, chỉ vì nó được nhắc đến quá nhiều bằng các danh hiệu và các kỷ lục đến mức phản cảm.

VE CHUNG BENH AO TUONG

Về chứng bệnh ảo tưởng

HẠNH NGUYÊN

“Theo tôi, sự ảo tưởng chẳng bao giờ thúc đẩy con người đến một nỗ lực sống, một nỗ lực phải khám phá và một nỗ lực hướng tới đức tin và cái đẹp... Các nhà văn, nhà thơ chiếm tỉ lệ nhiễm chứng bệnh ảo tưởng còn nhiều hơn. Họ không kìm nổi cơn khát danh vọng của họ trước độc giả và đám đông. Họ không thể nào hiểu được điều tối quan trọng là: nhà văn, nhà thơ chính là những kẻ phải biết vùi sâu hơn ai hết xuống những đau đớn, những bất trắc, những vật lộn và những quên lãng của đời sống”.
 

Chúng ta đang sống trong thời đại có quá nhiều kẻ hão huyền và ảo tưởng về bản thân mình. Có lẽ những người nông dân gắn cả đời họ trên đất đai và ngũ cốc không mang trong mình cái chứng bệnh chết người ấy. Bởi, danh phận đơn giản và đầy thách thức xác thực đã cho họ một con đường đúng.

8 thg 6, 2011

Nhân chuyến đi nhận thưởng tác phẩm xuất sắc về đề tài nông nghiệp, nông dân, nông thôn do Bộ nông nghiệp & PTNT kết hợp với Hội nhà văn Việt Nam tổ chức tại Trung Tâm nghệ thuật Âu Cơ Hà Nội. Trước sự quan tâm đặc biệt của báo chí và độc giả, về vai trò lớn lao của các nhà tiểu thuyết trước hiện trạng nông thôn ngày nay. Tôi trân trọng giới thiệu với bạn đọc một vài cảm nhận về cái nghiệp văn của mình với làng quê, nơi tôi sinh ra…

Những nhân vật ngoài đời đi vào tiểu thuyết
Dương Hướng

Tiểu thuyết đối với tôi là niềm đam mê suốt đời. Thời còn là học trò mê mải đọc tuốt tuột tất cả các loại sách đông tây kim cổ mình kiếm được. Từ tác phẩm nhà thờ Đức Bà pari, Những người khốn khổ của Victor Hugo; Đonki HoTe của Miguel de Cervantes Saavedra đến Tam Quốc, Thuỷ Hử, Đông Chu Liệt Quốc, Tây Du Kí của các nhà văn Trung Quốc. Lớn lên nghiền đọc Đất vỡ hoang của Mi Khail Sôlôkhốp, Anna Carenina của Lev tolxtoi. Thậm chí còn lén đọc cả “sách cấm” và mơ sẽ viết văn. (chỉ mơ chứ không tin mình thành nhà văn) Bây giờ nghĩ lại thây nực cười. Có phóng viên hỏi tôi về kinh nghiệm viết tiểu thuyết của mình?...ba cuốn tiểu thuyết cùng đề cập tới nông thôn, cuốn nào thích nhất…?
     Tới lúc này tôi thành thật thú nhận mình thực sự chẳng rút ra được một quy luật nào chung cho cả ba cuốn tiểu thuyết của mình- (từ Bến Không chồng, Trần gian người đời đến Dưới chín tầng trời). Nói dông dài hình tượng một chút, mỗi lần bắt tay vào viết một tác phẩm mới, tôi đều có cảm giác háo hức như mình đang đứng trước khu rừng lạ, ngon núi lạ, dòng sông lạ cần được khám phá, chinh phục. Phải biết tường tận khu rừng đó có gì để “lựa cơm gắp mắm” khai thác? Nó la Gỗ quý lim gụ sến táu hay toàn lau sậy cỏ rác, dây leo. Quan trọng hơn nữa, anh đã săn bắt được gì trong khu rừng đó? Chim muông, hổ báo, lợn rừng, hay chỉ tóm được vài con chim sẻ. Nếu anh quyết khám phá dòng sông thì anh phải biết rõ nó sâu nông, hiền dữ ra sao, cá tôm nhiều ít. Khi leo núi, anh phải biết rõ ngọn núi kia cao thấp đến đâu.

5 thg 6, 2011

LE TRAO THUONG



Lễ trao thưởng
 20h ngày 03/6/2011 tại Nhà hát Vũ kịch Việt Nam- Trung tâm Nghệ Thuật Âu cơ, Hà Nội,  Bộ nông nghiệp và PTNT-  Kết hợp với Hội nhà văn Việt Nam đã long trọng diễn ra lễ tôn vinh các nhà văn nhà thơ và nhạc sỹ đã có những tác phẩm văn học, ca khúc xuất sắc trong 30 năm- (1981-2011) về đề tài nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tới dự có Ông Nguyễn Sinh Hùng, phó thủ tướng, Uỷ viên bộ chính trị, Ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và PTNT, Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội liên hiệp VHNT Việt Nam- Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam.
   Ban tổ chức đã tuyển chọn được 10 cuốn tiểu thuyết, 7 tập truyện ngắn, 5 tập thơ xuất sắc trong tổng số 157 tác phẩm của 129 tác giả cả nước gửi tham dự. Trong số các nhà văn nhà thơ, nhạc sỹ của cả nước, tỉnh Quảng Ninh vinh dự có nhà văn Dương Hướng được trao thưởng lần này với cuốn tiểu thuyết “Bến không chồng” được bạn đọc yêu mến, được dựng thành phim và dịch sang tiếng Pháp, tiếng Ý. Nhà thơ Mai Phương, chủ tịch chi hội nhà văn Việt Nam tại Quảng Ninh đã cùng nhà văn Dương Hướng đi dự lễ nhận thưởng.
22 tác giả được vinh danh nhận kỷ niệm chương về Văn học
10 cuốn tiểu thuyết, 7 tập truyện ngắn và 5 tập thơ của các tác giả có tên dưới đây:
1. Nhà văn Dương Hướng; 2. Nhà văn Đào Thắng; 3 Nhà văn Ngô Ngọc Bội; 4 Nhà văn Nguyễn Khắc Trường; 5 Nhà văn Ma Văn Kháng; 6 Nhà văn Lê lựu; 7 Nhà văn Dương Duy Ngữ; 8 Nhà văn Trịnh Thanh Phong; 9 Nhà văn Hoàng Minh Tường; 10 Nhà văn Hữu Phương; 11 Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư; 12 Nhà văn Nguyễn Lập Em; 13 Nhà văn Trần Kim Trắc; 14 Nhà văn Trần Văn Thước; 15 Nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn; 16 Nhà văn Đoàn Ngọc Hà; 17 Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp; 18 Nhà thơ Hoàng Trần Cương; 19 Nhà thơ Nguyễn Thị Phước; 20 Nhà thơ Đỗ Thị Tấc; 21 Nhà thơ Phạm Công Trứ; 22 Nhà thơ Trần Quang Quý.